Trong bối cảnh toàn cầu đang phải đối mặt với khủng hoảng khí hậu, kiến trúc xanh không còn là lựa chọn mà dần trở thành xu thế tất yếu.
Theo số liệu từ Hội đồng Công trình Xanh Thế giới (WGBC), các công trình xây dựng thân thiện với môi trường có thể tiết kiệm tới 26% năng lượng, giảm 13% chi phí bảo trì và cắt giảm tới 33% lượng khí thải nhà kính so với công trình thương mại thông thường. Những con số này là minh chứng rõ ràng cho hiệu quả của việc theo đuổi tính bền vững trong ngành xây dựng.
Nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới đang không ngừng tìm kiếm, sáng tạo các loại vật liệu xây dựng mới vừa thân thiện với môi trường, vừa đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe. Tại Đại học Colorado Boulder (Mỹ), một nhóm nghiên cứu đã phát triển vật liệu xây dựng sinh học hoàn toàn không chứa xi măng và có thể tái chế.
Họ sử dụng vi khuẩn lam – loại vi sinh vật có khả năng hấp thụ CO₂ và quang hợp tương tự tảo, để tạo nên loại “xi măng sinh học” giúp cô lập CO₂ trong cấu trúc vật liệu. Tận dụng đặc tính sinh trưởng theo cấp số nhân của vi khuẩn, nhóm nghiên cứu đã tạo nên các khối vật liệu bằng phương pháp sản xuất dựa trên sinh trưởng hữu cơ. Ý tưởng này đã được thương mại hóa bởi công ty Biomason dưới cái tên Biocement – một giải pháp mới cho những công trình bền vững, an toàn và gần gũi với thiên nhiên.
Tương tự, tại Học viện Bách khoa Worcester, một trong những trường đại học kỹ thuật và công nghệ đầu tiên của Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại bê tông tự phục hồi biến CO2 trong khí quyển thành các tinh thể canxi cacbonat, có khả năng bịt kín các vết nứt nhỏ cỡ milimet và ngăn ngừa sự hư hại và hao mòn vật liệu.
Không giống như các thí nghiệm với bê tông tự phục hồi bằng cách sử dụng vi khuẩn, quá trình này nhanh hơn và không gây ra bất kỳ vấn đề nào về an toàn xây dựng và an toàn sinh học. Loại bê tông tự phục hồi đặc biệt này còn có độ bền gấp 4 lần bê tông truyền thống, từ đó kéo dài tuổi thọ của công trình xây dựng và tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.
Song song với những cải tiến về kết cấu, các nhà nghiên cứu cũng không ngừng thử nghiệm với lớp vỏ ngoài của công trình. Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Thiết kế Tích hợp tại Đại học Bắc Carolina Charlotte, đã phát triển hệ thống mặt tiền có tên Biochromic Window. Hệ thống này tích hợp các bộ phản ứng quang học với vi tảo để xử lý không khí trong nhà và sản xuất năng lượng tái tạo. Giải pháp này vừa giúp cải thiện chất lượng không khí, vừa góp phần vào mục tiêu giảm phát thải trong ngành xây dựng đô thị.
Ngoài ra, những vật liệu tái chế và tái sử dụng từ rác thải đang dần khẳng định tiềm năng ứng dụng trong thực tiễn. Tại Úc, một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện bã cà phê, thứ thường bị vứt bỏ, có thể trở thành thành phần quan trọng trong bê tông. Sau khi trải qua quá trình nhiệt phân ở nhiệt độ hơn 350°C trong điều kiện thiếu oxy, bã cà phê được chuyển hóa thành than sinh học giàu carbon, có khả năng kết dính tốt với xi măng.
Loại bê tông tạo ra từ hỗn hợp này không những bền hơn 30% so với bê tông thông thường mà còn góp phần giảm lượng rác thải khổng lồ, lên tới 10 tỷ kg mỗi năm, từ ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Nhóm nghiên cứu cũng đang mở rộng thử nghiệm với các loại chất thải hữu cơ khác như gỗ, thực phẩm và phế phẩm nông nghiệp để tạo ra vật liệu xanh đa dạng hơn.
Loại bê tông này góp phần giảm 10 tỷ kg rác thải mỗi năm từ ngành công nghiệp cà phê toàn cầu.
Ngay cả vỏ hạt tưởng chừng bỏ đi cũng được tái sinh thành vật liệu tiềm năng. Tiến sĩ người Áo, bà Notburga Gierlinger và cộng sự đã phát hiện cấu trúc 3D đặc biệt trong vỏ hạt dẻ cười và óc chó, giúp tăng độ bền và độ cứng. Tận dụng đặc điểm này, nhóm đang phát triển vật liệu thay thế nhựa, có thể phân hủy sinh học, tái chế hoặc dùng làm phân bón. Dự án Scatapnut do EU tài trợ hướng đến mục tiêu thiết kế vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường ngay từ đầu.
Dưới áp lực của biến đổi khí hậu và nhu cầu giảm phát thải, ngành xây dựng đang không ngừng chuyển mình để bắt kịp xu hướng xanh hóa toàn cầu. Từ phòng thí nghiệm đến công trình thực tế, những ý tưởng sáng tạo đang dần hình thành một hệ sinh thái vật liệu mới: tái chế được, thân thiện hơn, nhẹ nhàng với tài nguyên và khí hậu. Với tư duy thiết kế đặt tính bền vững lên hàng đầu, các kiến trúc sư ngày nay không chỉ xây nên những công trình kiên cố, mà còn góp phần kiến tạo nên những cộng đồng sống lành mạnh, bền vững hơn cho tương lai.
Mặt tiền bằng gạch kính và các lớp không gian đan xen tối ưu hóa ánh sáng và thông gió tự nhiên, giảm tiêu thụ năng lượng. Ngôi nhà là sự kết nối tinh tế giữa không gian, ánh sáng và thiên nhiên.
Trí tuệ nhân tạo, IoT và các giải pháp an ninh, tiết kiệm năng lượng đang thay đổi cách chúng ta trải nghiệm không gian sống. Nhà ở giờ đây không chỉ tiện nghi mà còn thông minh và linh hoạt hơn bao giờ hết.
Nhỏ gọn nhưng đa năng, những cấu trúc lắp ghép “Pod” đang dần trở thành một xu hướng mới trong kiến trúc nhờ khả năng hiện thực hóa sự tự do, làm chủ không gian và thích ứng linh hoạt với môi trường hiện đại.
Bằng cách lựa chọn hướng, cân đối kích thước và phối hợp màu sắc hợp phong thủy, cửa mặt tiền hoàn toàn có thể trở thành nơi khởi nguồn tài lộc, sức khỏe và sự bình yên.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập