UBND TP.HCM kiến nghị cho phép chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội bằng hình thức nộp tiền tương đương 20% quỹ đất ở tại các dự án nhà ở thương mại. Đề xuất này nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý, đảm bảo tính khả thi, minh bạch và phù hợp với điều kiện quy hoạch hiện hành.
UBND TP.HCM vừa kiến nghị Ban Thường vụ Đảng ủy UBND Thành phố xem xét, chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và đảm bảo công khai, minh bạch trong xác định hình thức thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại khi chấp thuận chủ trương đầu tư.
Thep phân tích của Sở Xây dựng Thành phố, quy định pháp luật hiện hành không còn quy định quy mô sử dụng đất tối thiểu để chủ đầu tư có trách nhiệm dành 20% tổng diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội mà chỉ quy định việc chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại dành 20% diện tích đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để phát triển nhà ở xã hội (thuộc thẩm quyền quyết định của UBND Thành phố), đồng thời quy định phải đảm bảo quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở đã được cấp tỉnh phê duyệt.
Sở xây dựng cho rằng, TP.HCM là đô thị loại đặc biệt nên nhà ở xã hội phải là loại hình nhà chung cư (Ảnh: BĐT)
Mặt khác TP.HCM là đô thị loại đặc biệt nên nhà ở xã hội phải là loại hình nhà chung cư, được đầu tư xây dựng theo dự án, phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt, được bố trí theo đúng nhu cầu được xác định trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt, phải bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực nơi có dự án và phù hợp với nhu cầu sinh sống, làm việc của các đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, theo Thông báo số 120/TB-VPCP ngày 18/3/2025 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, Thủ tướng Chính phủ giao TP.HCM hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2030. Hiện Thành phố đang rà soát bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội tập trung trong các khu động lực để cập nhật vào đồ án quy hoạch chung Thành phố, bên cạnh việc quy định điều tiết quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại.
Với đặc thù trên, để tháo gỡ vướng mắc khó khăn và đảm bảo công khai, minh bạch trong xác định hình thức thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại khi chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở xây dựng cho rằng, giải pháp hữu hiệu là cho chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội bằng hình thức đóng tiền tương đương giá trị 20% tổng diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong trường hợp: Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt của dự án nhà ở thương mại không có đất ở chung cư; Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án nhà ở thương mại được cơ quan thẩm quyền phê duyệt chỉ có 1 khối nhà chung cư hoặc nhiều khối nhà chung cư nhưng chung khối đế; quỹ đất 20% nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại không đảm bảo đủ diện tích tối thiểu để tách thành dự án nhà ở độc lập theo quy định.
Chi phí xây dựng tăng cao khiến giá nhà ở xã hội tại Hà Nội đứng trước nguy cơ vượt ngưỡng 25 triệu đồng/m² như hiện nay.
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) kiến nghị Chính phủ sửa Nghị định 103, bãi bỏ mức bổ sung 5,4%/năm cho thời gian chậm xác định tiền sử dụng/thuê đất trước ngày 1/8/2024—lý do chậm chủ yếu do cơ quan Nhà nước.
Cả nước hiện có 38 tỉnh thành đã kết nối vào trung tâm dữ liệu quốc gia về đất đai, do Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý vận hành.
Dù đã có cơ chế rõ ràng, tín dụng nhà ở xã hội vẫn gặp vướng mắc về thủ tục và nguồn cung, nhưng đang có chuyển biến tích cực nhờ sự vào cuộc của Chính phủ, ngân hàng và địa phương.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập