Bất chấp nhiều biến động kinh tế, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh trong quý I/2025, đạt mức cao nhất từ năm 2018. Đặc biệt, nhóm bất động sản ghi nhận mức tăng đột phá 139%, chiếm hơn 60% mức tăng chung toàn thị trường, trở thành động lực chính cho đà phục hồi lợi nhuận doanh nghiệp.
Tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong quý I
Trong báo cáo vừa phát hành, SSI Reseach cho biết, bất chấp các lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của chính sách thuế quan của Mỹ, kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng tốt trong tháng 4 trên hầu hết các động lực tăng trưởng chính như xuất khẩu, tiêu dùng nội địa.
Theo đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết cũng rất tích cực, được thúc đẩy bởi nhóm bất động sản. Tại thời điểm thực hiện báo cáo, đã có 989 công ty niêm yết (đại diện 97% vốn hóa thị trường) công bố kết quả kinh doanh quý I/2025.
Theo đó, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ của toàn thị trường đạt mức 23% so với cùng kỳ và tăng 6,1% so với quý trước.
Quý I/2025 cũng là quý thứ sáu liên tiếp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dương, đưa mặt bằng lợi nhuận lên mức cao nhất kể từ 2018 ở mức 146,6 nghìn tỷ đồng toàn thị trường. Tốc độ phục hồi chung có giảm nhẹ so với quý IV/2024 (tăng 29%) do nền so sánh cùng kỳ cao dần lên và thay đổi trong kết quả kinh doanh ngành.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản khỏi sắc (Ảnh: ANTD)
Mức tăng trưởng lợi nhuận chung toàn thị trường được dẫn dắt bởi nhóm ngành bất động sản với mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ 139% so cùng kỳ, đóng góp 63% mức tăng lợi nhuận toàn thị trường. Trong đó nổi bật là các cổ phiếu họ Vingroup như VIC, VHM, VEF, VRE với tổng lợi nhuận tăng trưởng 157% so với cùng kỳ, đóng góp 87% mức tăng lợi nhuận toàn ngành.
Một số cổ phiếu bất động sản khác cũng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận cao so với cùng kỳ, như BCM (+203%), KDH (+92%), hay KBC và NLG chuyển sang lãi so với mức lợi nhuận âm cùng kỳ.
Nếu không tính nhóm Vingroup, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ toàn thị trường trong quý 1 đạt 10,8% so với cùng kỳ.
Ngân hàng vẫn là ngành đóng góp lợi nhuận lớn nhất, chiếm khoảng 45% tổng lợi nhuận toàn thị trường. Tuy nhiên, tốc độ tăng trường đã chậm lại so với quý 4/2024, đạt mức 14% so với cùng kỳ.
Tăng trưởng tín dụng tại các công ty do SSI Research phân tích tương đối tích cực, đạt 3,4% so với đầu năm (19,3% so cùng kỳ) trong quý I. NIM tiếp tục chịu áp lực trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt do các ngân hàng duy trì lãi suất cho vay ở mức hấp dẫn để giữ chân khách hàng.
Ngoài ra, chất lượng tài sản có sự suy giảm với tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,02% (tăng 29 điểm cơ bản so với quý trước), một phần do yếu tố mùa vụ.
Bên cạnh đó, một số nhóm ngành khác cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ như nhóm tiện ích (+44,5% so với cùng kỳ), hóa chất (41%) và nhóm bán lẻ (+74%).
Trong khi đó, một số nhóm ngành chứng kiến sự sụt giảm như nhóm viễn thông (-47%) và nhóm dầu khí (-58%).
67% doanh nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trong năm nay
Dù vậy, các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng lợi nhuận ở các quý tới vẫn là một ẩn số khi các doanh nghiệp niêm yết mặc dù vẫn tự tin khi đặt kế hoạch tăng trưởng 2025 nhưng đã thừa nhận các “bất ổn” xoay quanh thuế quan sẽ làm suy yếu tăng trưởng.
Dựa trên số liệu thống kê kế hoạch năm 2025 của 104 doanh nghiệp niêm yết lớn (chiếm khoảng 70 % vốn hóa thị trường), tổng doanh thu kế hoạch năm 2025 tăng khoảng 13,6% so với doanh thu thực hiện năm 2024.
Về lợi nhuận, tỷ trọng doanh nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận tăng so với năm 2024 chiếm đến 67%, với tổng lợi nhuận kế hoạch tăng 13,3%.
Nhóm doanh nghiệp tư nhân khá lạc quan với tổng lợi nhuận kế hoạch tăng 22,4% so với cùng kỳ. Nhóm doanh nghiệp Nhà nước có xu hướng đặt kế hoạch thận trọng hơn như thường thấy trong quá khứ, với tổng lợi nhuận kế hoạch đặt giảm 21,4% so với thực hiện 2024, nhưng vẫn tăng 20-100% nếu so với kế hoạch năm 2024.
Theo nhóm ngành, các ngành được kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng trong năm 2025 là các ngành tập trung vào thị trường trong nước và được hỗ trợ từ các chính sách như Bất động sản (+54,7%), Ngân hàng (+17%), Tiêu dùng không thiết yếu (+19%), Công nghệ thông tin (+14,1%), Tài nguyên cơ bản (+6,5%), Xây dựng và Vật liệu xây dựng (+2,3%).
SSI Reseach lưu ý, kế hoạch của phần lớn các doanh nghiệp được đặt trước thời điểm Mỹ công bố chính sách thuế đối ứng cho các quốc gia khác bao gồm Việt Nam. Tuy nhiên chưa có nhiều nhiều doanh nghiệp điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh tính đến thời điểm hiện tại.
Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đề nghị các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng công trình trên địa bàn nghiêm túc thực hiện phương án đảm bảo an toàn vận hành cần trục tháp.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu công viên-thể dục thể thao Mê Linh với diện tích rộng hơn 60 héc-ta, chia thành 3 khu chức năng chính.
Nghệ An đang triển khai quyết liệt các bước chuẩn bị giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, thể hiện quyết tâm và mong muốn dự án sớm được triển khai.
Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập