Dự kiến có khoảng 2.107 hộ dân, khoảng 41 công trình gồm cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng sẽ phải di dời.
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Thanh Hóa có chiều dài khoảng 95,33km (khoảng từ Km113+800 - Km209+130) qua địa phận 18 xã, phường trong đó có 2.107 hộ phải di chuyển chỗ ở, bố trí tái định cư. Hiện tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo các đơn vị, địa phương có liên quan đẩy nhanh triển khai Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Theo Ban Quản lý dự án Đường sắt, tổng diện tích đất bị ảnh hưởng và cần thu hồi tại Thanh Hóa là hơn 572ha (trong đó có 91,5ha đất ở, 481 ha đất nông nghiệp và đất khác). Dự kiến có khoảng 2.107 hộ dân phải di dời và bố trí tái định cư. Ngoài ra, khoảng 41 công trình gồm cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng sẽ phải di dời.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về triển khai dự án, tỉnh Thanh Hóa đang đầu tư xây dựng hạ tầng cho 39 khu tái định cư tại 16 phường, xã với tổng diện tích khoảng 300ha, tổng kinh phí thực hiện ước tính khoảng 3.873 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành xây dựng hạ tầng khu tái định cư tại thôn Mỹ Phong, xã Công Chính; hoàn tất các thủ tục, phê duyệt thiết kế và đang giải phóng mặt bằng tại 8 khu. Ngoài ra, tỉnh đã hoàn thành việc lập quy hoạch chi tiết và đang triển khai lập dự án tại 1 khu; đang lập quy hoạch chi tiết cho 28 khu; xin ý kiến nhân dân về vị trí xây dựng 1 khu tại xã Trung Chính...
Các xã, phường trên cơ sở hồ sơ đã lập đang tập trung rà soát chuẩn xác diện tích các loại đất bị ảnh hưởng, số hộ bị ảnh hưởng, đặc biệt là diện tích đất ở, số hộ phải bố trí tái định cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh và công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng để làm cơ sở xác định quy mô khu tái định cư.
Tỉnh Thanh Hóa cũng đang giao cho các ngành chức năng, nghiên cứu ưu tiên bố trí quỹ đất xung quanh khu vực ga hành khách để phát triển các khu đô thị, khu chức năng theo định hướng phát triển triển đô thị lấy đầu mối giao thông công cộng nhanh, khối lượng lớn làm hạt nhân trung tâm kết nối đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia và đường sắt tốc độ cao...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm khẳng định: Trong quá trình triển khai dự án trọng điểm này, các đơn vị, địa phương bị xáo trộn bởi sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp, tuy nhiên sau khi kiện toàn bộ máy (từ 1/7/2025), tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các địa phương phải triển khai ngay các nhiệm vụ, những khó khăn, vướng mắc của người dân, báo cáo các sở Xây dựng, Nông nghiệp và Môi trường trước ngày 11/7.
Các ngành có liên quan của tỉnh, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh hướng dẫn các địa phương thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù liên quan đến hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam theo quy định.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu các xã, phường quy hoạch khu tái định cư phải tổ chức lấy ý kiến nhân dân bị ảnh hưởng, trong quá trình thực hiện, nếu các địa phương gặp khó khăn, vướng mắc, báo cáo ngay UBND tỉnh để kịp thời tháo gỡ. Với các cơ sở sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng, UBND tỉnh giao các xã, phường chủ động làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp, hộ kinh doanh để nắm rõ nhu cầu, phương án di dời và hỗ trợ.
Trong tháng 7/2025, Sở Công Thương và Sở Xây dựng sẽ phối hợp với Công ty Điện lực Thanh Hóa, đơn vị truyền tải điện và các bên liên quan tiến hành rà soát toàn bộ các công trình điện nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng. Từ thực tiễn này, các địa phương sẽ đề xuất phương án cụ thể trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Thành phố Hà Nội yêu cầu phường Định Công khẩn trương kiểm tra, có biện pháp xử lý thông tin phản ánh liên quan đến việc lấn chiếm đất công, xây dựng công trình trái phép trên đất công, đất nông nghiệp tại phường Định Công.
Mới đây, Nghị định số 192/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý minh bạch, chặt chẽ hơn, góp phần thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội một cách bền vững, ngăn chặn tình trạng trục lợi chính sách, bảo vệ quyền lợi người dân và bảo đảm hiệu quả đầu tư.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành quyết định 2419/QĐ-UBND thành lập Cụm công nghiệp Quảng Đức, xã Quảng Đức.
Điều chỉnh giá đất nông nghiệp là cần thiết song nên tăng mức phù hợp để người dân có thể đóng thuế, nhà nước thu được ngân sách mà vẫn khuyến khích phát triển
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập