Việc sáp nhập Bắc Ninh và Bắc Giang đang định hình một trung tâm công nghiệp - đô thị mới đầy tiềm năng tại miền Bắc, trở thành cực tăng trưởng chiến lược của vùng Thủ đô. Với hơn 3,6 triệu dân và diện tích hơn 4.700 km², tỉnh Bắc Ninh (mới) không chỉ là “thủ phủ” FDI mà còn mở ra cơ hội vàng cho bất động sản.
Chủ trương sáp nhập Bắc Ninh và Bắc Giang không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, mà còn tạo đòn bẩy cho một không gian phát triển công nghiệp - đô thị mới cho vùng Thủ đô và kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cả hai địa phương đều là tâm điểm thu hút FDI, nổi bật trong lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo, với hệ thống khu công nghiệp lớn như Yên Phong, Quế Võ, VSIP hay Song Khê - Nội Hoàng.
Sự hợp nhất mở ra cơ hội hình thành một “siêu đô thị công nghiệp” - cực tăng trưởng mới của vùng Thủ đô, được thúc đẩy bởi loạt dự án hạ tầng trọng điểm: cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Vành đai 4, tuyến đường sắt kết nối Hà Nội - Bắc Giang. Đây là nền tảng thuận lợi để phát triển các khu đô thị hiện đại, đồng bộ, phục vụ nhu cầu ở và đầu tư.
Sau sáp nhập, tỉnh Bắc Ninh mới sẽ sở hữu vị thế dẫn đầu cả nước về FDI với tổng vốn trên 40 tỷ USD, là nơi quy tụ các tập đoàn công nghệ toàn cầu như Samsung, Foxconn, Canon, Luxshare. 29 khu công nghiệp công nghệ cao phân bổ tập trung tại các đô thị trung tâm và khu vực phụ cận.
Cùng với đó là hệ thống giao thông kết nối chiến lược tới Hà Nội, sân bay Nội Bài, cảng Hải Phòng và cửa khẩu Lạng Sơn. Đặc biệt, dự án sân bay Gia Bình, Bắc Ninh chỉ sau vài tháng khởi công đang dần hình thành và sớm “vươn mình” trở thành cảng hàng không quốc tế, hứa hẹn tạo cú hích mạnh mẽ cho kinh tế Bắc Ninh và khu vực.
Sự cộng hưởng giữa tiềm lực công nghiệp và hạ tầng hiện đại đưa tỉnh Bắc Ninh mới trở thành điểm đến chiến lược cho các nhà đầu tư trong các lĩnh vực bất động sản, hạ tầng và thương mại.
UBND tỉnh Kon Tum đã chấp thuận chuyển đổi một tòa nhà tái định cư 9 tầng tại Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla, gồm 96 căn hộ, sang nhà ở xã hội để cho thuê. Động thái này nhằm tận dụng hiệu quả quỹ nhà ở công và đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp.
Việc tháo dỡ tòa nhà Hàm Cá Mập - công trình gắn liền với khu vực Hồ Gươm suốt hơn 20 năm qua - đang thu hút sự chú ý của người dân và du khách. Dù từng gây tranh cãi về kiến trúc, công trình này cũng đã trở thành điểm nhận diện quen thuộc trong hành trình tham quan của nhiều đoàn khách khi ghé thăm Hà Nội.
Được đưa vào sử dụng từ năm 2017 nhưng nhiều người dân không thể xây nhà tại Khu tái định cư Thanh Hoa (phường Đồng Tiến, TP Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) vì hạ tầng chưa hoàn thiện.
Theo Bộ Nội vụ, quá trình sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh tại 52 địa phương sẽ khiến hơn 4.200 trụ sở công không còn sử dụng. Việc bố trí, xử lý tài sản công sau sắp xếp sẽ tuân theo hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả và tránh lãng phí.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập