Theo khuyến cáo từ cơ quan chức năng, việc đổ xô đi xác nhận điều kiện nhà ở thời điểm này là không cần thiết, thậm chí có thể gây lãng phí thời gian, tiền bạc.
Tại Hà Nội, theo phản ánh, những ngày qua, lượng người đến các các trung tâm hành chính công ở Hà Nội để làm thủ tục xin xác nhận mua nhà ở xã hội tăng đột biến. Có nơi 1/3 lượng hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính là liên quan đến nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ cơ quan chức năng, việc đổ xô đi xác nhận điều kiện nhà ở thời điểm này là không cần thiết, thậm chí có thể gây lãng phí thời gian, tiền bạc vì chủ đầu tư chưa chính thức tiếp nhận hồ sơ.
Người dân có nhu cầu nên chờ thông báo chính thức từ các cơ quan chức năng, bởi theo thông lệ, thời gian tiếp nhận hồ sơ kéo dài khoảng một tháng và hoàn toàn đủ để hoàn thiện giấy tờ.
Dự kiến, từ cuối quý II, đầu quý III năm nay, một số dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội sẽ bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà của người dân. Các dự án nằm ở quận Long Biên và các huyện Thanh Trì, Đông Anh, Mê Linh. Nếu lượng người đăng ký vượt quá số căn hộ mở bán thì chủ đầu tư sẽ tiến hành bốc thăm.
Nhằm triển khai thực hiện đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030", Bộ Xây dựng mới đây đã đề nghị địa phương chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền. Những gì vượt thẩm quyền xử lý thì ghi nhận, báo cáo lãnh đạo Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét, giải quyết theo quy định.
Một số khó khăn, vướng mắc đã được các địa phương chỉ ra như: Lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với người mua nhà hiện nay là 6,6%/năm còn khá cao, người dân khó tiếp cận. Hay cần cóh ướng dẫn cụ thể việc tính thu nhập hàng tháng thực nhận, xác nhận đối tượng cho các cá nhân đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Các địa phương cũng đề nghị Bộ Xây dựng sớm báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội ban hành nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội, phấn đấu hoàn thành mục tiêu của đề án.
Đến nay, 9 địa phương đã hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát, tiếp tục đẩy mạnh tiến độ hỗ trợ người nghèo và người có công.
71 hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Hà Nội sẽ bị xử phạt với số tiền gấp 2 lần quy định hiện hành của Chính phủ.
Dù sở hữu trong tay hàng chục tỷ đồng, nhiều nhà đầu tư vẫn khó tiếp cận được căn hộ hàng hiệu tại trung tâm Hà Nội – một phân khúc ngày càng khan hiếm giữa bối cảnh nguồn cung hạn chế, tiêu chuẩn cao và sự săn đón từ giới siêu giàu.
154 khu đất với tổng diện tích hơn 840 ha được TP Hà Nội đề xuất thí điểm làm dự án nhà thương mại qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập