Theo khảo sát, trong quý I/2025, Hà Nội ghi nhận 1.629 giao dịch biệt thự, nhà liền kề, với 95% tập trung tại vùng ven. Đông Anh dẫn đầu với 52% giao dịch sơ cấp, tiếp đến là Đan Phượng 43%, các khu vực như Thường Tín và Hà Đông chỉ chiếm khoảng 5%, cho thấy nguồn cung tiếp tục dịch chuyển khỏi khu vực trung tâm.
Theo các đơn vị trong lĩnh vực Bất động sản, về mặt bằng giá, báo cáo chỉ ra các sản phẩm nhà ở thấp tầng đều ghi nhận mức giảm so với quý IV năm 2024. Cụ thể, giá biệt thự giảm 14% theo quý nhưng tăng gấp đôi theo năm, trung bình đạt 282 triệu đồng/m². Giá nhà liền kề giảm 14% theo quý, tăng 24% theo năm, đạt 239 triệu đồng/m² đất. Giá nhà phố thương mại giảm 12% theo quý và ổn định theo năm, đạt 278 triệu đồng/m² đất. Tuy nhiên, các mức giá này đều tăng so với quý I/2024.
Các dự án cung cấp sản phẩm nhà liền kề, biệt thự ngày càng xa khu vực nội đô.
Việc giá sơ cấp của biệt thự và liền kề tại thị trường Hà Nội có sự điều chỉnh do nguồn cung của quý này chủ yếu đến từ các dự án mới ra mắt tại khu vực vùng ven, mức giá có phần “mềm” hơn so với những dự án đã ra hàng trước đó.
Ở thị trường thứ cấp, xu hướng tăng khá rõ nét. Giá biệt thự tăng 10% theo quý, đạt 195 triệu đồng/m2 đất. Giá liền kề tăng 15%, đạt 227 triệu đồng/m2 đất và nhà phố thương mại tăng 9%, lên 266 triệu đồng/m2 đất.
Trong 5 năm qua, giá trị bất động sản thấp tầng tăng đáng kể. Giá biệt thự tăng trung bình 29% mỗi năm, liền kề tăng 22% mỗi năm, vượt trội hơn so với nhà phố thương mại (11-16%/năm).
Điều đáng lưu ý, cơ cấu giá tiếp tục dịch chuyển.
Số lượng sản phẩm có giá trên 30 tỷ đồng tăng, chiếm 36% trong quý I/2025 (trong năm 2024, nhóm này chỉ chiếm 17%). Nhóm sản phẩm có giá 20-30 tỷ đồng chiếm đa số với 62%. Nhóm dưới 20 tỷ đồng đã trở nên khan hiếm. Điều này đặt ra thách thức với nhiều nhà đầu tư về kỳ vọng lợi nhuận, nhất là mức giá các sản phẩm trên thị trường đang đứng ở mức cao. Trong bối cảnh này, không ít nhà đầu tư đang chuyển hướng sang các tỉnh lân cận, đô thị vệ tinh để đầu tư trong khoảng giá 10-20 tỷ đồng.
Trên thị trường thứ cấp, sự tăng giá đều đặn cũng phản ánh rõ ràng kỳ vọng giữ tài sản thay vì lướt sóng ngắn hạn. Giai đoạn hiện tại đòi hỏi nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng về giá trị thực của sản phẩm.
Về triển vọng, trong 2025, thị trường Hà Nội sẽ đón nhận 2.210 nguồn cung mới từ chín dự án. Trong đó, có các dự án Sunshine Grand Capital (Hoài Đức) và Sunshine Royal Capital (Tây Hồ)…
Từ 2026 trở đi, nguồn cung dự kiến sẽ có thêm 19.812 căn.
Dù giá đất vùng ven Hà Nội vẫn “vừa túi tiền”, nhưng khoảng cách địa lý xa trung tâm, hạ tầng chưa hoàn thiện và thanh khoản thấp khiến nhà đầu tư ngày càng thận trọng.
Việc sáp nhập Quảng Nam với Đà Nẵng được kỳ vọng tạo đòn bẩy để thành phố này trở thành trung tâm kinh tế, công nghệ và bất động sản mang tầm quốc tế.
UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) yêu cầu người tham gia đấu giá đất tại hai dự án nhà liền kề ở xã Lê Lợi và Hà Hồi đặt cọc 20% giá trị thửa đất, nhằm siết chặt điều kiện đấu giá và hạn chế tình trạng bỏ cọc.
Dòng tiền đầu tư đang dịch chuyển rõ nét khỏi nội đô, đưa bất động sản vùng ven Thủ đô bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập