Với quy mô 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp và vận tốc thiết kế 80 km/h, tuyến cao tốc Mộc Châu – thành phố Sơn La được kỳ vọng mở “mạch giao thông xuyên núi”, tạo cú hích phát triển kinh tế vùng Tây Bắc có tổng mức đầu tư sơ bộ ước tính trên 22.260 tỉ đồng.
Theo đó, tổng chiều dài khoảng 105 km, điểm đầu tại Km85+262 (kết nối với cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu), điểm cuối giao với Quốc lộ 4G (TP Sơn La).
Tổng mức đầu tư sơ bộ ước tính khoảng 22.262 tỉ đồng bao gồm xây dựng tuyến (17.221 tỉ đồng); giải phóng mặt bằng hỗ trợ tái định cư (2.137 tỉ đồng) và chi phí dự phòng (khoảng 2.904 tỉ đồng). Bộ Xây dựng đề xuất đưa dự án vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026–2030, sử dụng ngân sách trung ương theo hình thức đầu tư công.
Theo đó, Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị giao UBND tỉnh Sơn La làm cơ quan chủ quản lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cao tốc Mộc Châu – TP Sơn La. Dự án dài 105 km, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 22.000 tỉ đồng, hứa hẹn mở toang "cửa ngõ Tây Bắc", tạo đột phá hạ tầng, kinh tế vùng.
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, tuyến cao tốc CT.03 (Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên) là trục xương sống kết nối vùng Tây Bắc với Thủ đô, đồng thời mở rộng hành lang hợp tác kinh tế với Lào.
Trong tổng chiều dài khoảng 450 km, nhiều đoạn đã được đầu tư hoặc đang triển khai, riêng đoạn Mộc Châu – TP Sơn La dài 105 km vẫn là "khoảng trống" chưa có dự án cụ thể.
Việc đầu tư tuyến Mộc Châu – TP Sơn La không chỉ giúp hoàn chỉnh tuyến cao tốc trục Tây Bắc mà còn rút ngắn thời gian di chuyển, giảm mạnh chi phí vận tải, phát huy hiệu quả các tuyến đã và đang được xây dựng như Vành đai 3 – Hòa Lạc – Hòa Bình – Mộc Châu.
Việc triển khai tuyến cao tốc này phù hợp với cả Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến 2050 và Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, đây là dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công, cần lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo Luật Đầu tư công.
Bộ Xây dựng kiến nghị giao UBND tỉnh Sơn La làm cơ quan chủ quản dự án, trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm đã thực hiện thành công đoạn cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu. Việc phân cấp cho địa phương cũng phù hợp tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII, tăng tính chủ động, rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư.
Trong giai đoạn tiếp theo, UBND tỉnh Sơn La sẽ chủ trì tổ chức khảo sát chi tiết, xác định tổng mức đầu tư chính xác, lựa chọn hình thức đầu tư, làm rõ cơ cấu vốn. Bộ Xây dựng cam kết phối hợp, tạo điều kiện để dự án được triển khai nhanh chóng, hiệu quả, đúng tiến độ.
Cao tốc Mộc Châu – TP Sơn La được kỳ vọng sẽ trở thành cú hích chiến lược cho khu vực Tây Bắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, phát triển du lịch, nông nghiệp hàng hóa và từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông huyết mạch kết nối các địa phương miền núi phía Bắc với trung tâm kinh tế Thủ đô và vùng đồng bằng.
Nhiều dự án giao thông trọng điểm đang được xúc tiến triển khai giúp TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập đẩy nhanh liên kết vùng, giảm áp lực nội đô, tạo động lực cho các đô thị vệ tinh phát triển.
Dự án lớn đang vào giai đoạn nước rút nhưng thiếu nguồn vật liệu. Các địa phương như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai đã lập tức hành động để cứu tiến độ công trình.
Hơn 2 tháng kể từ khi khởi công, nhà đầu tư Dự án PPP Đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định (nay là tỉnh Ninh Bình) và Thái Bình (nay là tỉnh Hưng Yên) - gọi tắt là Dự án PPP cao tốc Nam Định - Thái Bình vẫn chưa thể trình bảo lãnh thực hiện hợp đồng lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cùng với các dự án đang được triển khai, tỉnh Tây Ninh đang tập trung nguồn lực, đẩy nhanh các thủ tục để sớm triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập