Bộ Tư pháp kiến nghị bổ sung cơ chế kiểm soát giá bán và giá thuê, đồng thời yêu cầu có chế tài mạnh với chủ đầu tư chậm tiến độ hoặc trục lợi chính sách.
"An cư lạc nghiệp", thế nhưng, không ít người thu nhập thấp hiện nay vẫn đang chật vật - vì giá nhà vượt ngoài tầm tay. Bộ Tư pháp vừa đưa ra một đề xuất quan trọng: bổ sung giá trần với nhà ở xã hội
Bộ Tư pháp kiến nghị bổ sung cơ chế kiểm soát giá bán và giá thuê, đồng thời yêu cầu có chế tài mạnh với chủ đầu tư chậm tiến độ hoặc trục lợi chính sách.
Theo Bộ Xây dựng, việc quy định giá trần bán, cho thuê nhà ở xã hội "cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng". Nội dung "hậu kiểm" đã được tiếp thu đưa vào dự thảo trình Quốc hội. Bộ Xây dựng cũng cho biết Bộ đang xây dựng hệ thống thông tin trong đó có dữ liệu về người đã được mua nhà ở xã hội để theo dõi, quản lý.
Theo quy định hiện hành, giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức (không quá 10%). Giá này do UBND tỉnh thẩm duyệt, không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước.
Đề nghị nêu trên của Bộ Tư pháp được đưa ra trong bối cảnh liên tiếp dự án nhà ở xã hội mới ra mắt thời gian qua với giá bán tăng cao.
Tranh luận về giá trần nhà ở xã hội không phải là mới. Từ tháng 6/2023, trong quá trình lấy ý kiến cho Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Tài chính từng kiến nghị quy định giá trần để tránh việc nhà ở xã hội bị biến tướng thành nhà thương mại. Tuy nhiên, Luật Nhà ở 2023 (có hiệu lực từ 1/8/2024) đã không đưa nội dung này vào.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, đang diễn ra.
Theo Đề án phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, trong năm 2024 cả nước phải đạt mục tiêu 130.000 căn. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy các địa phương mới chỉ hoàn thành khoảng 21.000 căn, tương đương hơn 16% kế hoạch. Giai đoạn 2025 - 2030, mục tiêu là hoàn thành thêm gần 995.000 căn, trong đó Hà Nội phải xây gần 45.000 căn, TP. Hồ Chí Minh khoảng 67.000 căn.
Trong bối cảnh áp lực về nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng tăng, việc lựa chọn giải pháp phù hợp để kiểm soát giá bán mà vẫn đảm bảo sức hấp dẫn cho nhà đầu tư là thách thức lớn với các nhà làm chính sách.
Trước phản ánh của người dân về chi phí chuyển mục đích sử dụng đất “quá nặng”, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đất đai cho biết Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ phối hợp Bộ Tài chính rà soát lại cơ chế xác định tiền sử dụng đất theo Nghị định 103, theo hướng cân đối lợi ích giữa người chuyển đổi mục đích và người bị thu hồi, bảo đảm sát với giá thị trường và không gây sốc.
UBND TP Hồ Chí Minh vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội, do Sở Xây dựng chủ trì, với nhiệm vụ chính thúc đẩy các dự án hiện tại hoàn thành trong năm 2025 và khởi công những dự án mới.
Nghị quyết 216/2025/QH15 vừa được Quốc hội thông qua, gia hạn chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030, chính thức áp dụng từ 1/1/2026.
Bộ Chỉ huy Quân sự TP. Đà Nẵng khẩn trương triển khai hai bãi đáp trực thăng tại Trà Tập và Hùng Sơn (quốc lộ Nam Trà My và Tây Giang) nhằm phục vụ cứu hộ, tiếp tế khi mưa bão cô lập khu vực.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập