Dù Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, nhưng sau 9 tháng chuẩn bị cho việc áp dụng, hàng chục nghìn môi giới bất động sản vẫn chưa có chứng chỉ hành nghề hoặc đang sử dụng chứng chỉ đã hết hạn. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn hành nghề chuyên nghiệp vẫn là một chặng đường đầy khó khăn đối với nhiều người trong ngành.
Hiện nay, tại nhiều địa phương vẫn chưa công bố kế hoạch tổ chức kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản dù nhu cầu rất cao. Việc triển khai quy định liên quan đến thi và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản vẫn gặp nhiều trở ngại. Hệ thống tổ chức kỳ thi sát hạch tại các địa phương gần như “án binh bất động” gây ra những hệ lụy đáng lo ngại cho doanh nghiệp, người hành nghề và cả thị trường.
Nhiều doanh nghiệp phản ánh, các đơn vị chung mong muốn nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trên thị trường vì đây là xu thế đòi hỏi tất yếu nhưng cũng đành “lực bất tòng tâm”. Điều này đang khiến hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động gặp khó do môi giới của họ chưa được tham gia các kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề.
Theo các chuyên gia, Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành đã giao quyền cấp chứng chỉ cho các địa phương, nhưng tiến độ triển khai rất chậm. Những người hoạt động trong lĩnh vực môi giới kỳ vọng có hướng dẫn cụ thể để đạt được chứng chỉ hành nghề theo quy chuẩn.
Bên cạnh đó, nhiều khó khăn và vướng mắc đang tồn tại, đặc biệt tại các tỉnh thành xa, nơi thiếu sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan và văn bản hướng dẫn rõ ràng. Sự thiếu minh bạch trong quy trình đào tạo và cấp chứng chỉ đang cản trở việc công nhận chính thức năng lực của người hành nghề, có nguy cơ làm giảm hiệu quả hoạt động của thị trường.
Luật Kinh doanh bất động sản, Nghị định 96/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản và Thông tư 04/2024/TT-BXD hướng dẫn về chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản cùng có hiệu lực từ 1/8/2024 quy định rõ: Cá nhân dự thi sát hạch chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản phải đáp ứng các điều kiện như hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức môi giới bất động sản và được cấp giấy chứng nhận hợp lệ.
Thế nhưng, suốt thời gian dài vừa qua, việc đình trệ các kỳ thi cấp chứng chỉ đã gây ra nhiều hệ lụy. Dù nhiều đơn vị chức năng đã tổ chức các lớp đào tạo, nhưng việc cấp chứng chỉ vẫn bị “ách tắc” khiến những người đủ điều kiện hành nghề gặp khó khăn. Phần lớn lực lượng môi giới hiện nay đang hoạt động “ngoài luật”, tiềm ẩn rủi ro cho cả người hành nghề lẫn khách hàng.
Cùng đó, số lượng lớn môi giới đã hoàn thành khóa học nhưng chưa được cấp chứng chỉ đang làm gián đoạn hoạt động kết nối cung - cầu trên thị trường. Sự chậm trễ này không chỉ gây mệt mỏi, làm giảm uy tín của người làm nghề, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và niềm tin của khách hang – các chuyên gia khuyến cáo.
Theo khảo sát từ Viện Nghiên cứu Đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam (VARS IRE), có đến 89% lực lượng môi giới bất động sản hiện nay chưa có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ đã hết hiệu lực; trong đó, 51,8% chưa có chứng chỉ và chưa từng qua đào tạo, 24,1% đã qua đào tạo nhưng chưa có chứng chỉ và 12,8% có chứng chỉ nhưng đã hết hiệu lực. Chỉ có 11,3% hiện đang sở hữu chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực.
Khảo sát của VARS IRE với khoảng gần 30.000 nhà môi giới cũng cho thấy, đến nay đã có hơn 6.000 học viên hoàn thành chương trình đào tạo theo chuẩn Thông tư số 04/2024/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn về chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản nhưng chưa thể tham gia kỳ thi sát hạch, do vướng mắc trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi ở các tỉnh, thành.
Đáng lưu ý, có đến 416 doanh nghiệp môi giới báo cáo thiếu hụt nhân sự đạt chuẩn, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp môi giới không thể tuyển đủ nhân sự hợp pháp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao dịch và quá trình phục hồi thị trường. Điều này đã khiến hình thành một cơn “bão ngầm” trong ngành môi giới. Người hành nghề bị mắc kẹt giữa kỳ vọng tuân thủ pháp luật và thực tế không có lối đi rõ ràng.
Thực tế này đã phản ánh thực trạng đáng lo ngại về tính pháp lý hành nghề và cũng đặt ra nhu cầu cấp thiết trong việc chuẩn hóa đội ngũ, tăng cường đào tạo cũng như minh bạch hóa quy trình tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ.
Các chuyên gia cho biết, hệ thống thi và cấp chứng chỉ hành nghề là yếu tố then chốt để chuẩn hóa lực lượng môi giới nhưng lại chưa được bất kỳ địa phương nào triển khai. Tình trạng này khiến người hành nghề rơi vào trạng thái hoang mang.
Đồng thời, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nhân lực hợp pháp để vận hành các sàn giao dịch. Sự chậm trễ trong việc ban hành kế hoạch tổ chức thi, cùng với thiếu hướng dẫn thống nhất và xác định rõ vai trò của các bên liên quan, đang tạo ra tâm lý bất ổn và lo lắng trong cộng đồng kinh doanh bất động sản.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội nhận xét, việc chuyên nghiệp hóa lực lượng môi giới là yếu tố then chốt để xây dựng một thị trường bất động sản lành mạnh. Một đội ngũ thiếu chuyên nghiệp sẽ không thể đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường.
Tuy nhiên, ông Cường lý giải, việc tổ chức thi chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức cũng một phần do các tỉnh thành đang trong giai đoạn sắp xếp lại bộ máy hành chính. Cùng đó, thêm khó khăn lớn nữa là trách nhiệm xây dựng và bảo mật bộ đề thi được giao cho Chủ tịch Hội đồng thi các tỉnh. Điều này cũng tạo ra áp lực lớn cho các địa phương.
Trước thực trạng cấp bách này, VARS đề xuất, để quá trình chuyên nghiệp hóa nghề môi giới bất động sản diễn ra thuận lợi, đảm bảo đúng quy định pháp luật, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, địa phương cần sớm xây dựng và thông qua kế hoạch tổ chức các kỳ thi sát hạch. Trong đó, số lượng các kỳ thi phải đủ, để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của đông đảo môi giới.
Giữa các địa phương có vị trí gần nhau cũng nên có sự trao đổi, thống nhất để đảm bảo thời gian tổ chức phù hợp, vừa hỗ trợ môi giới trong việc bố trí, di chuyển, vừa linh hoạt, tránh lãng phí. Đặc biệt, yếu tố chất lượng phải được đề cao nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả. Tuyệt đối không để xảy ra hình thức “mua bằng”, gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động môi giới bất động sản sau này.
Việc đưa nội dung về nhà ở công vụ vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là một bước đi thể hiện rõ nét tính nhân văn và trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho đội ngũ công vụ. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh sắp tới việc sáp nhập các đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh sẽ khiến nhiều cán bộ, công chức buộc phải công tác xa nhà hàng chục, thậm chí hàng
Trong 22 khu đất được HĐND tỉnh Bình Định phê duyệt, có 8 dự án năng lượng sẽ đấu thầu chọn nhà đầu tư, với tổng vốn đề xuất hơn 67.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2025 – 2030, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu phát triển hơn 2.100 căn nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu của người dân; riêng trong năm 2025, dự kiến sẽ hoàn thành 402 căn.
Khi dự án mở rộng tuyến đường Nguyễn Tuân (Hà Nội) vẫn chưa hoàn thiện, nhiều công trình nhà ở có diện tích nhỏ hẹp, hình dáng méo mó đã nhanh chóng mọc lên dọc bên đường.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập