Theo kế hoạch Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (được phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ), tỉnh Thanh Hóa tiếp tục kiểm tra, rà soát lại 557 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn.
Đồng thời, tỉnh tiếp tục rà soát, phát hiện các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh nếu đủ điều kiện thì thực hiện các thủ tục cập nhật, bổ sung vào Quy hoạch tỉnh theo quy định...
Đây là một trong những nội dung được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nhấn mạnh tại Hội nghị đánh giá toàn diện về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh tổ chức ngày 5/5 với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Đá Thanh Hóa; các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; các doanh nghiệp, nhà thầu thi công có sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Cùng với đó, ông Lê Đức Giang yêu cầu thời gian tới các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tiếp tục thực hiện nghiêm việc khai thác khoáng sản theo đúng giấy phép được cấp; chấp hành đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn lao động và các quy định của pháp luật có liên quan.
Các doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc kê khai giá và bán theo đúng giá niêm yết, không được đầu cơ, tự ý nâng giá, găm hàng, ép giá... Các doanh nghiệp kê khai nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường theo đúng sản lượng khai thác; thực hiện việc báo cáo thống kê, kiểm tra trữ lượng khoáng sản theo quy định; tuyệt đối không được làm thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản.
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa Cao Văn Cường trình bày báo cáo kết quả rà soát, kiểm tra toàn diện quy hoạch, cấp phép và hoạt động khai thác khoáng sản; đánh giá về nhu cầu sử dụng khoáng sản đến năm 2030, việc công bố giá vật liệu xây dựng và giải pháp đẩy mạnh quy hoạch khoáng sản, quản lý giá khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, trên địa bàn tỉnh hiện có 616 mỏ khoáng sản được quy hoạch; trong đó có 557 mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh và 59 mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Đến nay, toàn tỉnh đã có 344 mỏ được cấp phép khai thác, trong đó có 17 mỏ được Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cấp phép và 327 mỏ được UBND tỉnh cấp phép (trữ lượng khoáng sản còn lại của các mỏ khoảng 43,6 triệu m3 đất san lấp; 3,6 triệu m3 cát và 163,6 triệu m3 đá).
Tuy nhiên, cùng với những kết quả đạt được, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn nhiều tồn tại, hạn chế. Theo đó, từ đầu năm 2025 đến nay, giá nhiều loại vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh có biến động tăng vọt và chưa tuân thủ theo công bố giá của cơ quan chức năng, tập trung chủ yếu 3 nhóm vật liệu xây dựng là đất san lấp, đá và cát, đặc biệt giá cát đã tăng khoảng 30% so với thời điểm cuối năm 2024. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra phức tạp, đặc biệt là cát lòng sông, đất san lấp…
Các ý kiến phát biểu thảo luận tại hội nghị đã nêu thực trạng hoạt động khoáng sản, về giá cả vật liệu khai thác tăng cao...; từ đó đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cập nhật bảng giá vật liệu xây dựng kịp thời, sát với diễn biến thực tế của thị trường, đặc biệt tại những khu vực có biến động cao. Các doanh nghiệp cũng đề nghị UBND tỉnh cần cân đối trữ lượng các mỏ phải cung cấp, tránh tình trạng thiếu hụt vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án, dẫn đến việc các nhà thầu phải đi mua vật liệu trôi nổi từ các mỏ tự phát, không được cấp phép với giá thành cao, sản phẩm không chuẩn chất lượng, gây xáo trộn và thiệt hại cho doanh nghiệp...
Trước phản ánh của người dân về chi phí chuyển mục đích sử dụng đất “quá nặng”, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đất đai cho biết Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ phối hợp Bộ Tài chính rà soát lại cơ chế xác định tiền sử dụng đất theo Nghị định 103, theo hướng cân đối lợi ích giữa người chuyển đổi mục đích và người bị thu hồi, bảo đảm sát với giá thị trường và không gây sốc.
UBND TP Hồ Chí Minh vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội, do Sở Xây dựng chủ trì, với nhiệm vụ chính thúc đẩy các dự án hiện tại hoàn thành trong năm 2025 và khởi công những dự án mới.
Nghị quyết 216/2025/QH15 vừa được Quốc hội thông qua, gia hạn chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030, chính thức áp dụng từ 1/1/2026.
Bộ Chỉ huy Quân sự TP. Đà Nẵng khẩn trương triển khai hai bãi đáp trực thăng tại Trà Tập và Hùng Sơn (quốc lộ Nam Trà My và Tây Giang) nhằm phục vụ cứu hộ, tiếp tế khi mưa bão cô lập khu vực.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập