Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.
Theo nội dung quy hoạch, hệ thống cảng biển Thanh Hóa sẽ gồm nhiều khu bến chủ chốt như Nam Nghi Sơn, Bắc Nghi Sơn, đảo Hòn Mê, Quảng Nham – Hải Châu, Lạch Sung, Lệ Môn – Quảng Châu và các bến phao, khu chuyển tải, khu neo chờ và khu tránh trú bão. Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ có từ 20 đến 24 bến cảng với tổng số 57 đến 65 cầu cảng, chiều dài từ hơn 11.000 đến 13.500 mét.
Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Thanh Hóa dự kiến đạt từ 71,65 triệu đến 86,15 triệu tấn mỗi năm, trong đó hàng container đạt từ 70.000 đến 200.000 TEU. Đây là con số chưa bao gồm hàng hóa từ các dự án lớn như Khu liên hợp sản xuất gang thép Nghi Sơn.
Tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống cảng biển của tỉnh sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng hàng hóa trung bình khoảng 3,6% – 4,5% mỗi năm. Trọng tâm đầu tư sẽ là các khu bến Nam Nghi Sơn và Bắc Nghi Sơn nhằm hình thành cụm cảng quy mô lớn phục vụ công nghiệp nặng, năng lượng và xuất nhập khẩu hàng hóa tổng hợp.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn đến năm 2030 ước tính hơn 21.900 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 4.511 tỷ đồng sẽ được dành cho đầu tư hạ tầng hàng hải công cộng và gần 17.400 tỷ đồng cho xây dựng, nâng cấp các bến cảng phục vụ hoạt động xếp dỡ hàng hóa.
Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ được tạo điều kiện tham gia đầu tư, khai thác cảng biển theo hướng xã hội hóa. Việc huy động nguồn lực tư nhân không chỉ giúp tăng hiệu quả đầu tư mà còn chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo trì kết cấu hạ tầng công cộng tại các cảng biển.
Trong số các hạng mục ưu tiên đầu tư có nâng cấp luồng tàu vào khu vực Nam Nghi Sơn, đáp ứng tàu có trọng tải đến 50.000 tấn hoặc lớn hơn, và nghiên cứu khả năng hình thành luồng hai chiều khi đủ điều kiện. Tại khu Bắc Nghi Sơn, cũng sẽ đầu tư tuyến luồng hàng hải công cộng phục vụ tàu trọng tải lớn tương đương.
Ngoài ra, tỉnh sẽ chú trọng đầu tư các công trình đảm bảo an toàn hàng hải như khu neo đậu tránh bão, hệ thống giám sát giao thông (VTS), bến công vụ và cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước chuyên ngành.
Với quy hoạch toàn diện và nguồn lực đầu tư lớn, Thanh Hóa được kỳ vọng sẽ nhanh chóng vươn lên trở thành trung tâm cảng biển quan trọng phía Bắc, tạo động lực tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong giai đoạn tới.
Dự án cải tạo, nâng cấp 3 tuyến Quốc lộ 53, 62 và 91B tại đồng bằng sông Cửu Long tăng cường kết nối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho khu vực.
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh tại khu vực nút giao với cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, cao tốc Bến Lức – Long Thành, thuộc địa phận xã Mỹ Yên, tỉnh Tây Ninh.
Sáng 12/7, Hội thảo chuyên đề: "Bất động sản siêu đô thị TP. Hồ Chí Minh: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội" do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập