Được đưa vào sử dụng từ năm 2017 nhưng nhiều người dân không thể xây nhà tại Khu tái định cư Thanh Hoa (phường Đồng Tiến, TP Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) vì hạ tầng chưa hoàn thiện.
Thời điểm cuối tháng 4, khu tái định cư Thanh Hoa 10ha có 5 - 6 hộ đã xây nhà, còn hầu hết là bãi đất hoang, cỏ mọc um tùm, hạ tầng thi công dở dang có dấu hiệu xuống cấp, hệ thống điện, nước chưa có, đường giao thông kết nối chưa hoàn thiện… Những hộ dân đã đến ở phải tự kéo điện, khoan nước, mở đường, sinh hoạt tạm bợ.
Toàn cảnh khu tái định cư Thanh Hoa, giao thông kết nối chưa đồng bộ.
Khu tái định cư Thanh Hoa có 140 lô đất đã được cấp sổ đỏ cho người dân tái định cư thuộc dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Yên Bình, giai đoạn 1 từ năm 2016. Lúc đó, dù hạ tầng chưa xong, hầu hết người dân đồng ý giao đất để tái định cư vì nhận được lời hứa sau 6 tháng sẽ bàn giao đầy đủ hạ tầng cho họ xây nhà. Tuy nhiên, 9 năm trôi qua, người dân tái định cư vẫn chưa có hạ tầng đầy đủ để an cư.
Ông Mẫn Xuân Kỷ, người được tái định cư 5 lô đất cho biết, gia đình nhận sổ đỏ từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa thể xây nhà cho các con.
"Cán bộ bảo 6 tháng sau sẽ bàn giao đất đầy đủ, nhưng 8 - 9 năm mặt bằng chưa san lấp, nước không có, điện cũng chưa kéo, 3 con tôi phải ở trọ", ông Kỷ nói.
Một số hộ dân đã xây nhà, xả nước thải trực tiếp ra môi trường do khu tái định cư chưa hoàn thiện hệ thống thoát nước.
Khu tái định cư Thanh Hoa có 140 lô đất đã được cấp sổ đỏ cho người dân tái định cư thuộc dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Yên Bình, giai đoạn 1 từ năm 2016. Lúc đó, dù hạ tầng chưa xong, hầu hết người dân đồng ý giao đất để tái định cư vì nhận được lời hứa sau 6 tháng sẽ bàn giao đầy đủ hạ tầng cho họ xây nhà. Tuy nhiên, 9 năm trôi qua, người dân tái định cư vẫn chưa có hạ tầng đầy đủ để an cư.
Ông Mẫn Xuân Kỷ, người được tái định cư 5 lô đất cho biết, gia đình nhận sổ đỏ từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa thể xây nhà cho các con.
"Cán bộ bảo 6 tháng sau sẽ bàn giao đất đầy đủ, nhưng 8 - 9 năm mặt bằng chưa san lấp, nước không có, điện cũng chưa kéo, 3 con tôi phải ở trọ", ông Kỷ nói.
Ông Vũ Thế Việt cho hay, gia đình ông bị cấp nhầm lô đất. Sau 2 năm kiến nghị, ông được cấp lại vị trí khác nhưng không có đường vào nên đành bỏ đất hoang, cỏ mọc um tùm.
Chỉ lô đất tái định cư của gia đình, ông Nguyễn Văn Hanh nói hạ tầng vẫn... y nguyên sau 9 năm.
"Chúng tôi đợi lâu quá rồi, chỉ mong có đường, nước, điện để ổn định cuộc sống", ông Việt chia sẻ.
Cũng trong cảnh tương tự, ông Mẫn Xuân Tính từng hy vọng khu tái định cư sẽ là chốn an cư mới, nhưng không có đường ô tô vào, đành phải để cỏ mọc. Cả nhà 10 người gom góp mua nhà chỗ khác chật chội hơn ở tạm.
Một hộ khác là gia đình ông Nguyễn Văn Hanh, được giao lô đất hơn 287m², nhưng đến nay vẫn chưa thể xây nhà vì đất chưa san nền, nhiều hầm hố, cây dại um tùm.
Trao đổi với phóng viên Báo Xây dựng, ông Nguyễn Công Thịnh, Chủ tịch UBND TP Phổ Yên - đơn vị chủ đầu tư cho biết, nguyên nhân chính khiến dự án chậm hoàn thiện hạ tầng là những thay đổi về pháp lý trong quá trình chuyển giao chủ đầu tư từ Công ty Cổ phần Phát triển Yên Bình sang UBND TP Phổ Yên.
Thành phố đã đưa dự án này vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 với tổng vốn dự kiến 60 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chưa cân đối, bố trí được vốn nên chưa thể hoàn thiện những hạng mục như san nền, cấp điện, cấp nước, giao thông kết nối.
Trước bức xúc của người dân, lãnh đạo thành phố chỉ đạo phòng, ban chức năng phối hợp rà soát, lập đề xuất hoàn thiện hạ tầng thiết yếu ngay trong tháng 5 này, tiếp tục triển khai dự án, để người dân sớm ổn định cuộc sống.
Ông Thịnh cũng thông tin thêm, đối với dự án đầu tư công, trong đó có dự án tái định cư Thanh Hoa, sẽ được bàn giao cho cấp có thẩm quyền thực hiện tiếp sau khi hoàn tất sắp xếp bộ máy hành chính.
Khu tái định cư Thanh Hoa được quy hoạch năm 2015, triển khai từ năm 2016, tổng diện tích 10ha (210 lô), tổng vốn đầu tư 111 tỷ đồng. Ban đầu, dự án do Công ty Cổ phần Phát triển Yên Bình làm chủ đầu tư, bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Khu công nghiệp Yên Bình giai đoạn 1.
Đến năm 2020, do thay đổi pháp lý, dự án được chuyển giao tiếp cho UBND TP Phổ Yên làm chủ đầu tư, khi đó mới hoàn thành trên 50% khối lượng với tổng giá trị thanh toán khoảng 70 tỷ đồng.
Việc tháo dỡ tòa nhà Hàm Cá Mập - công trình gắn liền với khu vực Hồ Gươm suốt hơn 20 năm qua - đang thu hút sự chú ý của người dân và du khách. Dù từng gây tranh cãi về kiến trúc, công trình này cũng đã trở thành điểm nhận diện quen thuộc trong hành trình tham quan của nhiều đoàn khách khi ghé thăm Hà Nội.
Theo Bộ Nội vụ, quá trình sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh tại 52 địa phương sẽ khiến hơn 4.200 trụ sở công không còn sử dụng. Việc bố trí, xử lý tài sản công sau sắp xếp sẽ tuân theo hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả và tránh lãng phí.
Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Aeon Mall lên kế hoạch đầu tư gần 4.000 tỷ đồng xây dựng trung tâm thương mại tại TP. Bắc Giang, kỳ vọng đón đầu làn sóng phát triển kinh tế khi tỉnh này có thể sáp nhập với Bắc Ninh. Dự án sẽ có quy mô từ 4 đến 8 tầng, tọa lạc ở vị trí trung tâm, gần các khu công nghiệp và khu dân cư đông đúc.
Ngày 11/5, UBND TP. Huế xác nhận mới ban hành kế hoạch thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất quỹ đất phân lô, các cơ sở nhà đất, khu đất thực hiện dự án đầu tư năm 2025.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập