Theo thông tin từ Bộ Tài chính, dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và cơ chế thanh toán, quyết toán đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT (gọi tắt là Dự thảo Nghị định) đã bổ sung, sửa đổi một số quy định cho phù hợp hơn, bảo đảm quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng PPP.
Trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến, rà soát các vướng mắc khi thực hiện Nghị định 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức PPP, nhiều địa phương, nhà đầu tư cũng đã phản ánh vướng mắc liên quan đến cơ chế chia sẻ giảm doanh thu.
Trên cơ sở rà soát vướng mắc, dự thảo Nghị định đề xuất sửa đổi quy định liên quan đến chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo hướng tăng cường vai trò của nhà đầu tư khi xác định phần doanh thu cần chia sẻ; quy định rõ trình tự chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu.
Trong đó, đối với chia sẻ giảm doanh thu, dự thảo Nghị định quy định cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định sử dụng nguồn dự phòng ngân sách Nhà nước, nguồn tăng thu và dự toán chi còn lại của cấp ngân sách dành cho chi đầu tư phát triển, nguồn dự phòng chung nguồn ngân sách Nhà nước của kế hoạch đầu tư công trung hạn để thanh toán phần chia sẻ giảm doanh thu cho doanh nghiệp dự án PPP, nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước, pháp luật về đầu tư công.
Dự thảo Nghị định cũng quy định rõ thời hạn mà Kho bạc nhà nước phải thực hiện kiểm soát, thanh toán cho doanh nghiệp dự án; trình tự cơ quan tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền cân đối vốn nhà nước để thanh toán cho doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư…
Về đề xuất quy định thời hạn Nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp dự án trong 60 ngày, Bộ Tài chính nhận định, đây là đề xuất hợp lý. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục về bố trí nguồn dự phòng ngân sách Nhà nước, tăng thu và tiết kiệm chi, dự phòng chung của kế hoạch đầu tư công trung hạn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách Nhà nước.
Theo Bộ Tài chính, dự thảo Nghị định kế thừa cơ bản các nội dung phương án tài chính dự án, nguồn vốn thực hiện dự án, quản lý, sử dụng, thanh toán vốn nhà nước trong dự án PPP, quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống hạ tầng dự án PPP hoàn thành tại Nghị định 28/2021/NĐ-CP.
Cụ thể, dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán chi phí chuẩn bị đầu tư từ giai đoạn lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đến khi ký kết hợp đồng PPP; bổ sung quy định về sử dụng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng tương ứng với phần vốn nhà nước tham gia dự án PPP…
Dự thảo Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung hồ sơ thanh toán, các mẫu biểu thanh toán, quyết toán phù hợp với thực tiễn, xử lý một số vướng mắc hiện nay. Sửa đổi, bổ sung quy định về tỷ lệ vốn chủ sở hữu và mức vốn cho vay của các dự án PPP khi vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP cho phù hợp với tính chất của dự án PPP; sửa đổi bổ sung quy định về áp dụng chuyển tiếp cho phù hợp với các trường hợp phát sinh trong thực tế.
Quảng trường – Bảo tàng tại Trung tâm Hành chính sẽ là không gian văn hóa – lịch sử gắn với di tích Thành Điện Hải, biểu tượng mới của Đà Nẵng.
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 216/2025/QH15 ngày 26 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Ban Quản lý Đường sắt đô thị kiến nghị UBND TP Hồ Chí Minh giao cho ban tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 2 dự án đường sắt đô thị kết nối với tỉnh Bình Dương cũ (nay là TP Hồ Chí Minh) bao gồm metro số 1 kết nối TP mới Bình Dương (cũ) và metro số 2 kết nối TP Thủ Dầu Một (cũ).
Thị trường bất động sản đang ngày càng khởi sắc, chỉ cần doanh nghiệp bán được hàng, việc đáo hạn trái phiếu sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập