Gần 500 tỉ đồng là tổng số tiền 3 dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giữa núi rừng Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) vừa được doanh nghiệp đầu tư.
Ngày 20/5, Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) - cho biết vừa hoàn tất ký kết 3 dự án cho thuê môi trường rừng với các doanh nghiệp, với mục tiêu phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí gắn với bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái; thời hạn 30 năm.
Theo đó, 3 dự án vừa được ký kết gồm: Công ty cổ phần MBG Lạc Sanh Phú Yên sẽ đầu tư vào điểm du lịch sinh thái và diễn giải môi trường tại Vườn thực vật, tiểu khu 615, thuộc phân khu dịch vụ - hành chính. Diện tích thuê môi trường rừng là 77ha, tổng mức đầu tư 91 tỉ đồng.
Công ty cổ phần Tư vấn phát triển dự án và quản lý đầu tư Greenscape đầu tư vào điểm du lịch nghỉ dưỡng Km8, tiểu khu 245, thuộc quy hoạch rừng sản xuất. Diện tích thuê 76ha, số vốn đầu tư 310 tỉ đồng.
Công ty cổ phần Du lịch sinh thái Việt Green triển khai dự án Trung tâm điều hành du lịch và điểm nghỉ dưỡng Đồi Bà Tây, tiểu khu 615A, thuộc phân khu dịch vụ - hành chính. Dự án này có diện tích thuê 83ha, tổng vốn đầu tư 76 tỉ đồng.
Sau mỗi chu kỳ 5 năm, Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ tổ chức đánh giá hiệu quả thực hiện để xem xét tiếp tục gia hạn theo quy định pháp luật.
Theo Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, việc cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái đang trở thành xu hướng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Mô hình này được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh hơn so với các loại hình du lịch truyền thống.
Tại Quảng Bình, hình thức đầu tư này đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, giúp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và thúc đẩy kinh tế địa phương.
Quảng Bình hiện là tỉnh đứng thứ hai cả nước về tỷ lệ che phủ rừng, với mức trên 68%. Không chỉ có hệ sinh thái phong phú, rừng ở Quảng Bình còn sở hữu nhiều cảnh quan kỳ vĩ như Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Di sản thiên nhiên thế giới, hay Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong rộng hàng nghìn hecta, là những điểm đến đầy tiềm năng để phát triển du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên.
Nhà ga Long Thành dự kiến hoàn thành cuối 2025, khai thác năm 2026, nhưng việc thiếu hệ thống giao thông đa phương thức – như metro, cao tốc mở rộng, đường sắt – khiến việc di chuyển từ TP.HCM mất từ 2 đến 5 giờ, có thể cản trở lượng khách và hiệu quả vận hành của “siêu sân bay” này.
Sau khi chính quyền hai cấp được triển khai từ 1/7, việc giải phóng mặt bằng dự án giao thông chuyển giao thẩm quyền về cấp xã, phường để giảm khâu trung gian, đẩy nhanh tiến độ thi công. Đây là bước then chốt nhằm thúc đẩy giải ngân 900.000 tỷ đồng vốn đầu tư công đang bị chậm ở nhiều địa phương.
Bộ NN‑MT yêu cầu các địa phương rà soát, cập nhật nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến 2050, sau việc sáp nhập đơn vị hành chính. Báo cáo chi tiết cần gửi về Bộ trước ngày 20/7, cùng với hồ sơ địa giới và kiểm kê nhằm đảm bảo quy hoạch không bị gián đoạn và phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất diễn ra sau khi sắp xếp đơn vị hành chính theo các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập