Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã chính thức được thông qua.
Dự án có quy mô lớn, phạm vi trải dài, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, tích hợp nhiều chuyên ngành, là dự án đường sắt điện khí hóa triển khai đầu tiên tại Việt Nam trong điều kiện nguồn nhân lực đường sắt còn mỏng, yếu và thiếu với thời gian nghiên cứu, thực hiện ngắn; Dự án được Quốc hội cho phép áp dụng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để triển khai thực hiện.
Các chính sách đặc thù, đặc biệt của Dự án quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 187/2025/QH15 đã được Quốc hội cho phép áp dụng tương tự như Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn như đối với Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; riêng đối với chính sách quy định tại khoản 18 Điều 3 Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội được tích hợp vào Nghị định hướng dẫn thiết kế kỹ thuật tổng thể do Bộ Xây dựng chủ trì.
Bộ Xây dựng là cơ quan chủ quản, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan, tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Dự án và tổ chức triển khai đáp ứng tiến độ yêu cầu.
Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư, bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau: Quyết định giao chủ đầu tư thực hiện dự án; Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong quá trình thực hiện; Chấp thuận danh mục tiêu chuẩn áp dụng cho dự án; Chấp thuận hồ sơ thiết kế các yếu tố cơ bản của dự án trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi (hướng tuyến, nhà ga…) làm cơ sở để chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng, bàn giao cho địa phương thực hiện.
UBND các địa phương chủ trì tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên cơ sở hồ sơ từng phần trong phương án giải phóng mặt bằng do chủ đầu tư bàn giao; Chủ tịch UBND các địa phương quyết định đầu tư hoặc giao người đứng đầu cơ quan trực thuộc của địa phương quyết định đầu tư các dự án liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, viễn thông…) phục vụ dự án và không phải lập chủ trương đầu tư.
Các tỉnh, thành phố chủ động ứng trước vốn ngân sách địa phương để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Dự án.
Chính phủ yêu cầu triển khai thi công xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị, phấn đấu hoàn thành Dự án chậm nhất vào năm 2030. Bộ Xây dựng rà soát, đăng ký nhu cầu vốn; Bộ Tài chính chủ trì tham mưu Chính phủ cân đối bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện.
Chính phủ yêu cầu các địa phương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chủ trì rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết vùng phụ cận ga đường sắt, điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (nếu cần) để triển khai dự án khai thác quỹ đất theo mô hình TOD.
Tổ chức lập, phê duyệt dự án khai thác quỹ đất theo mô hình TOD tại các ga đường sắt; bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phát triển vùng lân cận và tổ chức đấu giá quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt để phát triển đô thị theo quy định của pháp luật.
Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được đề xuất đầu tư với tổng chiều dài hơn 403km, đi qua 9 tỉnh, thành phố, gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.
Điểm đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa Ga Lào Cai mới và Ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), thuộc địa phận thành phố Lào Cai. Điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện, thuộc địa phận thành phố Hải Phòng.
Tính toán sơ bộ, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 194.929 tỷ đồng (tương đương khoảng hơn 8 tỷ USD).
Chính phủ vừa giao UBND thành phố Đà Nẵng tiếp nhận và quản lý nút giao quốc lộ 14B với cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (nút giao Túy Loan). Công trình có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 400 tỉ đồng, nhằm đảm bảo kết nối giao thông đồng bộ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 493/TB-UBND, chấp thuận cho các tổ chức kinh doanh bất động sản được triển khai 148 dự án thí điểm trên tổng diện tích hơn 840 ha, trong đó có gần 170 ha đất trồng lúa. Các dự án tập trung tại nhiều quận, huyện như Long Biên, Đông Anh, Hoàng Mai, Thanh Xuân… và chủ yếu là các tổ hợp nhà ở – thương mại – sinh thái.
Dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa được chỉnh lý theo hướng không giới hạn hoạt động đầu tư bất động sản của doanh nghiệp nhà nước. Theo Quốc hội, quy định này sẽ tạo điều kiện linh hoạt hơn cho doanh nghiệp trong khai thác tài sản, phù hợp với thực tế hoạt động và yêu cầu phát triển.
Nhằm đảm bảo vận hành thông suốt sau khi sáp nhập hành chính, UBND TP.HCM giao Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu để rà soát, chuẩn bị hạ tầng, phương án kỹ thuật và nguồn nhân lực công nghệ thông tin từ cấp tỉnh đến cấp xã.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập