Nhiều "con phố vàng" tại Hà Nội một thời nay chỉ còn là dãy nhà với vô vàn biển treo "cho thuê". Không còn cảnh người mua kẻ bán tấp nập, nhiều hình thức bán hàng trực tuyến đã làm thay đổi diện mạo các ngôi nhà mặt tiền trước kia rất được giá.
Những mặt tiền treo biển "cho thuê" đang trở thành hình ảnh phổ biến tại các tuyến phố thương mại chính khu trung tâm Hà Nội. Các cửa hàng trước đây từng tấp nập khách hàng giờ phải đóng cửa, treo biển tìm khách thuê hoặc trả lại mặt bằng sau thời gian ngắn sử dụng.
Đằng sau mỗi tấm biển "cho thuê" là câu chuyện của những người chủ nhà, chủ kinh doanh đang phải đối mặt với khó khăn.
Mặt bằng tại địa chỉ số 17C phố Hàng Cót treo bảng cho thuê đã nhiều ngày. (Ảnh: BXD)
Những mặt bằng các tuyến phố lớn như phố Bà Triệu, phố Huế, Tôn Đức Thắng... hiện nay có mức tiền thuê không cao, khoảng từ 20-40 triệu đồng đối với mặt bằng có diện tích dưới 50m2 và từ 50 triệu đồng trở lên đối với những mặt bằng trên 50m2. Trong khi trước đây, mức giá này có thể gấp đôi, thậm chí gấp ba. Nhiều chủ nhà phải chấp nhận giảm tiền cho thuê để kêu gọi người có nhu cầu.
Những mặt bằng bỏ trống đang làm giảm sức sống vốn có của những "con phố vàng" tại Hà Nội. Đơn cử như trên tuyến đường Hàng Cót, mặt bằng được cho thuê với mức giá khoảng 30 triệu đồng một tháng không tìm nổi khách thuê.
Theo lời của hộ kinh doanh bên cạnh nhà 17C Hàng Cót, nhiều thương nhân tới đây thuê nhưng vì buôn bán khó nên chỉ trụ lại được một thời gian ngắn lại chuyển đi. Nguyên nhân khiến việc các thương nhân không thể tiếp tục thuê là do chi phí mặt bằng dù đã hạ nhưng vẫn còn cao so với lợi nhuận, dễ thua lỗ.
Chị Cẩm Nhung (35 tuổi), một thương nhân kinh doanh mặt hàng thời trang cho biết, những năm trước, khi việc bán hàng online chưa phổ biến nên chị phải tìm thuê mặt bằng tại phố Tôn Đức Thắng, nơi tập trung đông dân cư vì những địa điểm như thế có khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, thời điểm đó do chủ nhà liên tục tăng giá khiến việc kinh doanh của chị gặp rất nhiều khó khăn, bán hàng hai tháng mới đủ trả tiền thuê một tháng.
Trái ngược với tình trạng ế ẩm của các mặt bằng nhà phố, những mặt bằng nằm trong ngõ hẻm lại đang thu hút ngày càng nhiều người thuê. (Ảnh: BXD)
Sau 6 tháng cố gắng duy trì cho đến khi hết hợp đồng thuê, chị phải trả lại mặt bằng và về nhà kinh doanh online. Đây cũng là thời điểm bán hàng online lên ngôi. Do đó, chị không phải chịu áp lực từ tiền thuê mặt bằng nữa.
Đến nay, chị Nhung có thu nhập rất tốt từ việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử shopee, không còn muốn tìm mặt bằng để kinh doanh trực tiếp.
Cũng giống chị Nhung, nhiều người buôn bán đã theo trào lưu bán hàng online, không phải phụ thuộc vào mặt bằng và giảm được chi phí, tăng lợi nhuận. Theo chị Nhung, đó là một trong số nhiều lý do khiến ngày càng nhiều biển "cho thuê mặt bằng" nhưng vẫn vắng khách.
Một số mặt bằng trên đường Bà Triệu không tìm được khách thuê, trở thành điểm kinh doanh trà đá chiếm dụng vỉa hè. (Ảnh: BXD)
Vắng người thuê ở các "con đường vàng" nhưng trong các hẻm nhỏ thì thị trường cho thuê lại nhộn nhịp. Đây là lựa chọn của nhiều chủ kinh doanh nhỏ lẻ khi mức giá thuê mặt bằng tại các con ngõ này chỉ bằng 1/3 so với các mặt tiền phố lớn. Theo ghi nhận của PV, rất nhiều tiểu thương trả lại mặt bằng tại các tuyến phố lớn như chị Nhung để chuyển vào ngõ nhỏ kinh doanh.
Tại số nhà 79 phố Lý Nam Đế, mặt bằng không có người thuê cũng trở thành điểm đỗ xe của các tài xế xe ôm công nghệ. (Ảnh: BXD)
Không chỉ các cửa hàng nhỏ lẻ, các doanh nghiệp lớn cũng phải điều chỉnh lại chiến lược thuê mặt bằng.
Anh Q.H, chủ chuỗi cửa hàng điện thoại di động tại Hà Nội cho biết: "Chúng tôi đã trả lại mặt bằng một số cơ sở mặt tiền và chỉ giữ lại vài cửa hàng ở vị trí đắc địa để quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, hầu hết giao dịch và bán hàng đều thực hiện qua trực tuyến, với doanh thu từ các kênh online vượt trội so với bán hàng trực tiếp tại mặt bằng đắt đỏ".
Hàng loạt mặt bằng khác trong các khu trung tâm cũng trong tình trạng cửa đóng then cài. (Ảnh: BXD)
Việc chuyển hướng mạnh mẽ sang các nền tảng online như Facebook, TikTok, Shopee và livestream đã giúp các doanh nghiệp giảm chi phí thuê mặt bằng nhưng vẫn duy trì được mức độ nhận diện thương hiệu. các thương hiệu lớn cũng áp dụng chiến thuật này.
Tình trạng ế ẩm của mặt bằng cho thuê tại khu trung tâm là kết quả của nhiều yếu tố. Sự thay đổi trong hành vi mua sắm, cạnh tranh từ các trung tâm thương mại hiện đại và thương mại điện tử, cùng với chi phí thuê cao là vấn đề khiến những mặt bằng trở nên vắng bóng người thuê.
Theo các chuyên gia, những khu đất trung tâm tại Hà Nội đang trải qua giai đoạn chuyển đổi tự nhiên theo quy luật thị trường. Những mô hình kinh doanh không còn phù hợp sẽ dần được thay thế bởi những hình thức mới, đáp ứng nhu cầu hiện đại của khách hàng và cộng đồng.
Bất chấp nhiều biến động kinh tế, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh trong quý I/2025, đạt mức cao nhất từ năm 2018. Đặc biệt, nhóm bất động sản ghi nhận mức tăng đột phá 139%, chiếm hơn 60% mức tăng chung toàn thị trường, trở thành động lực chính cho đà phục hồi lợi nhuận doanh nghiệp.
Các chuyên gia cho rằng, trước khi áp dụng chính sách thuế mới, cần hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về giá trị Bất động sản.
Dự kiến, TP.Huế sẽ thu được hơn 1.900 tỷ đồng từ việc bán đấu giá trụ sở Công an thành phố và một số khu đất khác.
Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Nghệ An đã hoàn thành 1.756 căn nhà ở xã hội tại 3 dự án, bao gồm 300 căn hộ cho công nhân và 1.456 phòng lưu trú tại khu công nghiệp. Hiện tỉnh đang triển khai 34 dự án với hơn 29.000 căn hộ nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập