Sự chuyển động mạnh mẽ về tư duy, hạ tầng và chính sách đang mở ra chu kỳ phát triển mới cho bất động sản khu vực này.
Tư duy phát triển mới cho Vùng Thủ đô
Tại Hội thảo "Triển vọng đầu tư bất động sản tại các đô thị Vùng Thủ đô" ngày 15/5, PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định, Vùng Thủ đô, dù không phải là khái niệm mới, nhưng đang được tiếp cận theo tư duy phát triển mới, phản ánh bối cảnh chuyển đổi sâu rộng và những thách thức có tính bước ngoặt. Từ một vùng không gian từng mang tính vệ tinh của Hà Nội, khu vực này nay đang định hình là cực phát triển cấp vùng.
Việc Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 và kỳ vọng đạt mức tăng trưởng hai con số từ năm 2026 cho thấy nền kinh tế đang bước vào một chu kỳ chuyển đổi mạnh mẽ. Quá trình này là biểu hiện của sự dịch chuyển từ mô hình kinh tế dựa vào tài nguyên, lao động giá rẻ sang nền kinh tế sáng tạo, công nghệ cao; từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu; từ “có tăng trưởng” sang “tăng trưởng chất lượng cao”.
PGS. TS. Trần Đình Thiên - Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng trình bày tham luận "Vùng Thủ đô: Sứ mệnh, tầm nhìn và khát vọng trong kỷ nguyên mới"
Cũng tại toạ đàm, TS. Cấn Văn Lực – Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng cho rằng, Vùng Thủ đô đang sở hữu nhiều động lực tăng trưởng kinh tế – xã hội trong thời gian tới.
“Trước khi sáp nhập, khu vực này gồm khoảng 10 tỉnh, thành phố với tốc độ tăng trưởng quý I/2025 đạt hơn 9,4%. Theo Nghị quyết 60/NQ-TW, sau sáp nhập, Vùng Thủ đô sẽ còn 7 tỉnh, thành phố, trong đó Hà Nội là trung tâm lớn nhất với 8,7 triệu dân, tiếp theo là Ninh Bình (gồm Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định)”, ông Lực nhân định.
Mở rộng không gian phát triển và chu kỳ mới của bất động sản
Theo ông Trần Đình Thiên, tăng trưởng không thể mãi bám vào mặt đất với các giới hạn về quỹ đất, hạ tầng, dân số. Tư duy phát triển đang mở rộng sang không gian số, không gian ngầm, không gian trên cao, không gian biển và thậm chí là không gian vũ trụ. Với vị trí “dựa núi, hướng biển”, Vùng Thủ đô có tiềm năng trở thành tâm điểm của xu hướng phát triển đa không gian.
Việc chuyển đổi từ mô hình đô thị lõi sang chuỗi đô thị liên kết như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên đang mở ra khả năng hình thành các đại đô thị tích hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị xanh, đô thị thông minh và nghỉ dưỡng. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bất động sản vùng ven Hà Nội đang bước vào một chu kỳ phát triển mới – từ bị động tiếp nhận nhu cầu giãn dân sang chủ động đón dòng vốn đầu tư quy mô lớn và bền vững.
Về hạ tầng, Vùng Thủ đô hiện có 7 tuyến vành đai bao quanh, trong khi TP.HCM mới có 4 tuyến. Đây là yếu tố sẽ định hình nên các trung tâm phát triển mới. Các khu vực như Đông Anh, Sóc Sơn, Đan Phượng cũng đang cho thấy chuyển động tích cực.
TS. Cấn Văn Lực cho biết, thời gian tới, nhiều dự án hạ tầng quy mô lớn sẽ tiếp tục được triển khai, tạo lực đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của Vùng Thủ đô. Trong đó, đáng chú ý là dự án đường Vành đai 4 với tổng vốn đầu tư khoảng 95.000 tỷ đồng đang được triển khai qua bốn tỉnh, thành phố; Vành đai 5 cũng đã bắt đầu được bàn thảo, có chiều dài dự kiến 272km, gấp đôi Vành đai 4, với tổng vốn đầu tư khoảng 86.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó là hàng loạt công trình trọng điểm khác như đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng (tổng vốn ước tính 203.000 tỷ đồng), sân bay Gia Bình với diện tích 363,5 ha được nâng cấp thành cảng hàng không quốc tế, và dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có quy mô hơn 1.500 km, chạy qua 20 tỉnh, thành phố, tổng vốn dự kiến lên tới 1,7 triệu tỷ đồng.
TS. Cấn Văn Lực - Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng trình bày tham luận
Hoàn thiện chính sách để tạo đà phát triển
Theo đó, một loạt cơ chế chính sách đang được ban hành và triển khai nhằm tạo đòn bẩy pháp lý và tư tưởng cho sự phát triển của khu vực này. Đặc biệt là 4 nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị (NQ 57, 59, 66, 68), được ông ví như “bộ tứ chiến lược”, giúp mở rộng không gian tăng trưởng, xóa bỏ điểm nghẽn lịch sử.
TS. Cấn Văn Lực cũng nhấn mạnh vai trò then chốt của hệ thống cơ chế đặc thù đang được áp dụng tại Hà Nội và Vùng Thủ đô.
Thực tế, hiện nay có rất nhiều văn bản đã và đang tạo hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển của khu vực này như Nghị quyết 115/2020/QH14 – cho phép TP. Hà Nội giữ lại 100% nhiều khoản thu, nâng giới hạn vay nợ lên 90% số thu ngân sách, tạm ứng 50% Quỹ dự trữ tài chính; tăng thẩm quyền trong công tác quy hoạch; Nghị quyết 891/QĐ-TTg năm 2024 xác định Vùng Thủ đô là cực tăng trưởng quốc gia và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi phía Bắc; Quyết định 1668/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065; Nghị quyết 188/2025/QH15 về cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị theo mô hình đô thị định hướng giao thông công cộng (TOD); và Luật Thủ đô 2024 – có hiệu lực từ 1/1/2025 – được kỳ vọng sẽ tạo bước ngoặt trong việc khẳng định vai trò của Hà Nội trong cấu trúc vùng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra lưu ý đến việc hiện thực hóa Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, nên coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; xóa bỏ triệt để mọi định kiến, tạo môi trường đầu tư - kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng và an toàn.
Bảo đảm đầy đủ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh; quyền cạnh tranh bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác; phát huy vai trò Nhà nước kiến tạo để phát triển kinh tế tư nhân lớn mạnh, gắn với lợi ích quốc gia, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội và phát triển bền vững…
Trong buổi toạ đàm, các chuyên gia đồng nhất với quan điểm, Vùng Thủ đô đang chuyển mình trở thành một cực tăng trưởng chiến lược của quốc gia. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng đó, cần có chính sách điều tiết phù hợp, đồng thời giữ vững mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn – đặc biệt với thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội đang vào chu kỳ phát triển chủ động hơn bao giờ hết.
Sáng 12/7, Hội thảo chuyên đề: "Bất động sản siêu đô thị TP. Hồ Chí Minh: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội" do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức.
Tại sự kiện "Bất động sản TP Hồ Chí Minh – Thời cơ vàng cho đầu tư Hà Nội", các chuyên gia nhận định khu Đông Bắc TP Hồ Chí Minh đang nổi lên như tâm điểm mới nhờ cú hích sáp nhập, hạ tầng đồng bộ và sức hút đầu tư vượt trội.
2 dự án lớn tại Đà Nẵng vẫn chưa hoàn thiện hạ tầng xã hội do vướng mắc kéo dài về thủ tục đất đai, pháp lý đầu tư và xây dựng, dù đã được phê duyệt quy hoạch từ nhiều năm.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, xử lý dứt điểm vi phạm đất đai, trật tự xây dựng tại nhiều phường, xã theo phản ánh của báo chí và báo cáo của Công an Thành phố.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập