Nghị quyết 201/2025/QH15 có hiệu lực từ 1/6/2025 giúp loại bỏ hàng trăm thủ tục rườm rà, mở đường cho nhà ở xã hội phát triển, mang lại lợi ích kép cho người dân và doanh nghiệp.
Bộ Xây dựng cho biết, theo kết quả tổng hợp bước đầu, hiện đã có 174 trên tổng số 447 điều kiện kinh doanh được đề xuất cắt giảm, tương đương 38%.
Đáng chú ý, số lượng thủ tục hành chính đưa vào diện xem xét cắt giảm lên tới 278 thủ tục, chiếm tỷ lệ tới 66%. Đây là con số không hề nhỏ chứng minh nỗ lực của ngành. Loại bỏ rào cản thủ tục hành chính chính là một mũi tên nhưng trúng 2 đích, vừa giúp rút ngắn thời gian, chi phí cho doanh người dân, doanh nghiệp, vừa gia tăng hiệu quả.
Trên cơ sở danh mục thống kê tổng hợp, Bộ Xây dựng đã xác định cần cắt giảm khoảng 134 điều kiện đầu tư kinh doanh (tương đương 30%), hơn 3.700 tỷ đồng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (30%) và rút ngắn khoảng 1.230 ngày (30%) trong tổng thời gian giải quyết các thủ tục hành chính.
Cùng đó, thời gian thực hiện thủ tục hành chính cắt giảm khoảng 1.197 ngày, tỷ lệ hơn 29,2%, trong khi chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cắt giảm đạt hơn 3.600 tỷ đồng, tỷ lệ 29,1%. Ngoài ra, dự kiến số văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung là 32 văn bản; trong đó có 7 luật, 27 Nghị định, 15 Thông tư.
Hiện các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng đang bước vào giai đoạn hoàn thiện phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đạt được tỷ lệ đề ra và kịp tiến độ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6 tới.
Một trong những thủ tục được cả người dân và doanh nghiệp quan tâm là giấy phép xây dựng. Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy, quan điểm của cơ quan quản lý Nhà nước cũng luôn mong muốn đơn giản hóa, tiến tới bãi bỏ các thủ tục hành chính về cấp phép, nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương; trong đó có giấy phép xây dựng.
Công điện số 78/CĐ-TTg ngày 29/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng đã chỉ đạo rõ việc tập trung cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Ngay lập tức, Bộ Xây dựng tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cấp phép xây dựng, bao gồm việc xây dựng Nghị định trình Chính phủ cho đến Thông tư do Bộ ban hành.
Đồng thời, Bộ sẽ thực hiện đánh giá, tổng kết thực tiễn vì hiện nay thủ tục cấp phép xây dựng được áp dụng cho tất cả các địa phương. Mục tiêu đặt ra là tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng cần đánh giá kỹ các tác động nếu bãi bỏ thủ tục này, đặc biệt là việc người dân tự xây dựng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác hay không. Việc tổng kết và đánh giá sẽ được thực hiện trên cơ sở phản hồi từ các địa phương để đưa ra giải pháp tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp - Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy khẳng định.
Bởi việc bãi bỏ giấy phép xây dựng thuận tiện là người dân không cần đi xin phép, cơ quan quản lý nhà nước cũng không phải thực hiện thủ tục cấp phép, tiết kiệm chi phí và nhân lực. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy, cũng có những khó khăn, thách thức đặt ra. Đó là phải vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nhưng lại vẫn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các hộ kề bên cạnh. Nhất là tại các đô thị hiện nay, mật độ xây dựng cao, nhiều mảnh đất được hợp thửa, góp thửa… rất khó quản lý, phân định rạch ròi.
Trong năm 2025, Bộ Xây dựng sẽ tiến hành hiệu chỉnh, sửa đổi và cắt giảm các thủ tục từ Luật Xây dựng. Trước mắt, tại các khu vực đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt, có thể sửa đổi quy định để miễn cấp phép xây dựng ngay. Tương tự, tại những khu vực đã có thiết kế đô thị theo quy định pháp luật, việc quản lý có thể dựa trên thiết kế đô thị mà không cần thêm thủ tục cấp phép. Khi Nhà nước đã có công cụ quản lý đầy đủ thì việc bỏ thủ tục cấp phép cho người dân là hoàn toàn khả thi.
Không riêng các dự án nhà ở thương mại hay công trình đơn lẻ gặp khó với thủ tục hành chính màngay cả nhóm được ưu tiên như nhà ở xã hội cũng vướng rào cản này. Do đó, Nghị quyết 201 chính là bước đột phá, nhằm tháo gỡ các thủ tục còn vướng mắc, cản trở quá trình đầu tư phát triển nhà ở xã hội, cũng như giải quyết những khó khăn từ thực tiễn đặt ra.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đánh giá, đây là bước ngoặt lớn trong chính sách nhà ở, với sự đóng góp quan trọng từ Bộ Xây dựng. Thủ tướng đã từng nói, có thể rút ngắn gần 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội. Nhưng hiện nay, nếu thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 201 thì có thể rút ngắn tới hơn 1.000 ngày, tức là không dưới 3 năm. Cộng đồng doanh nghiệp bất động sản rất vui vì điều này.
Đặc biệt, chỉ 3 ngày sau khi được thông qua (ngày 29/5/2025) thì Nghị quyết 201 đã chính thức có hiệu lực (từ ngày 1/6/2025). Điều này cho quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền, đáp ứng đúng kỳ vọng của toàn xã hội, bao gồm cả cộng đồng doanh nghiệp bất động sản. Nghị quyết 201 sẽ tạo nền tảng quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 - một yêu cầu cấp thiết đối với người lao động, công nhân và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Theo ông Châu, chính sách nhà ở xã hội tại Luật Nhà ở 2023 được xem là chính sách tốt nhất trong 30 năm qua nhưng rõ ràng khi triển khai trong thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, sự ra đời của Nghị quyết 201 với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù góp phần tạo nên khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ hơn. Điều này thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội mạnh mẽ hơn, không chỉ hoàn thành mục tiêu đến năm 2030 mà còn tạo đà cho cả giai đoạn sau này.
Chiều 15/7, tại Hà Nội, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam tổ chức họp báo công bố tình hình bất động sản quý II/2025 với chủ đề “Đọc vị thị trường” theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến trên nền tảng zoom. Thị trường bất động sản trước giờ G
Trong chương trình Hội nghị xúc tiến đầu tư thành phố Hải Phòng diễn ra chiều 15/7, TP Hải Phòng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 32 dự án đầu tư và 7 bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 15,6 tỷ USD.
Chính phủ giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội đến 2030, ưu tiên đối tượng phải chuyển nơi làm việc sau sáp nhập tỉnh. Bộ Xây dựng đề nghị các tỉnh chủ động thực hiện.
Dự án đường bộ ven biển từ Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đến Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đoạn từ Km7-Km76 có tổng chiều dài thực tế hơn 59km, tổng mức đầu tư 4.651 tỷ đồng.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập