Với ưu thế tối ưu hóa diện tích đất, nhưng nhà ống thường bị hạn chế về không gian và thông gió. Thay vì phụ thuộc vào điều hòa, những giải pháp tự nhiên như giếng trời, cửa đối lưu, vật liệu thông thoáng... đang được các kiến trúc sư tin dùng để biến nhà phố thành nơi sống mát lành, thân thiện với sức khỏe.
Khai thác khí trời – hạ nhiệt bền vững
Thiết kế thông gió cho nhà ống trước tiên tập trung vào việc đặt cửa đón gió và cửa thoát khí “đánh xéo”, không song song - tạo điều kiện cho khí trời luân chuyển xuyên không gian. Theo các chuyên gia, bố trí như vậy giúp thúc đẩy áp lực gió, tăng tốc độ không khí, tránh sự ngột ngạt.
Song song đó, giếng trời (và thông tầng) được xem là “hệ thống điều hoà” hoàn hảo của tự nhiên: hút khí nóng lên cao, đẩy không khí tươi vào nhà. Với nhà ống dài, dùng hai giếng trời - một để hút gió, một để thải nóng - còn giúp cân bằng áp suất, đảm bảo đối lưu khí liên tục .
Không gian mở và vật liệu thoáng
Không gian mở giữa các phòng, cơi nới vách ngăn bằng vách thanh, mành, lam gỗ hoặc cây xanh,… góp phần quan trọng vào việc lưu thông không khí. Kết hợp kiến trúc này với nội thất thông minh, có khoảng hở, sẽ giảm bớt phụ thuộc vào điều hoà, tạo cảm giác rộng rãi – thoáng đãng.
Ngoài ra, việc ứng dụng gạch thông gió, lam thép hoặc gạch bông gió ở mặt tiền, vách ngăn cũng giúp kết hợp tốt giữa chức năng lấy sáng và thoát hơi, mang lại không gian sống mát tự nhiên mà vẫn giữ được nét thẩm mỹ.
Ưu tiên cây xanh
Cây xanh không những trang trí mà còn là “công cụ lọc không khí” hiệu quả. Việc bố trí cây tiểu cảnh dưới giếng trời, trên ban công hoặc ở các vách ngăn góp phần làm mát nhờ bốc hơi, đồng thời tạo cảm giác thư thái, gần gũi thiên nhiên .
Chắn nắng thông minh
Trong khí hậu nhiệt đới, che chắn nắng là khâu không thể thiếu. Sử dụng lam chắn nắng, rèm hai lớp, hệ cửa chớp, gạch thông thoáng hay giàn cây leo phía trước… giúp ngăn nhiệt trực tiếp, đồng thời vẫn giữ lưu thông gió toàn diện.
Những sáng kiến thông gió tự nhiên cho nhà ống – từ hướng cửa, giếng trời đến vật liệu và cây xanh – không chỉ giúp giảm chi phí điện năng dùng điều hòa mà còn tạo ra không gian sống mát mẻ, thông thoáng và hài hòa với môi trường. Việc áp dụng thành công đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng từ khâu thiết kế đến lựa chọn vật liệu, nhằm đảm bảo cân bằng giữa thẩm mỹ, công năng và hiệu quả lâu dài.
Không gian sống ngày càng được chăm chút kỹ lưỡng, với sự hòa quyện giữa yếu tố thẩm mỹ và chức năng. Những vật liệu trang trí như gỗ, đá, kính đến các lựa chọn nhựa, gạch, đều góp phần tạo nên cá tính riêng cho từng tổ ấm, vừa mang hơi thở truyền thống vừa bắt nhịp cùng xu hướng hiện đại.
Giờ đây, chống muỗi không chỉ là vấn đề tiện ích mà còn là yêu cầu thẩm mỹ trong thiết kế nhà ở. Với sự kết hợp tinh tế giữa ô thoáng, lưới và không gian mở, chủ nhà hiện đại hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe mà vẫn giữ được vẻ đẹp thanh lịch cho tổ ấm của mình.
Cổng nhà đóng vai trò dẫn sinh khí vào không gian sống—chọn hướng hợp mệnh, kích thước hài hòa và chất liệu đúng “ngũ hành” giúp gia chủ đón tài lộc và sức khỏe. Bố trí hợp lý, tránh vật cản, lệch hướng và chọn màu – chất liệu phù hợp không chỉ tăng thẩm mỹ mà còn cân bằng phong thủy hiệu quả.
Nhà hình chữ L thường bị đánh giá là khuyết góc, dễ gây mất cân bằng phong thủy, ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và hôn nhân. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng nếu biết bố trí gương, cây xanh hoặc điều chỉnh nội thất hợp lý, có thể hóa giải hoàn toàn các điểm bất lợi.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập