Nhiều dự án giao thông trọng điểm đang được xúc tiến triển khai giúp TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập đẩy nhanh liên kết vùng, giảm áp lực nội đô, tạo động lực cho các đô thị vệ tinh phát triển.
Hạ tầng xương sống tạo động lực phát triển
Trong bối cảnh TP Hồ Chí Minh mở rộng không gian đô thị sau sáp nhập, hàng loạt dự án giao thông quy mô lớn đã và đang được xúc tiến nhằm tăng khả năng kết nối vùng, phục vụ chiến lược phát triển đa cực.
Một trong những trục giao thông quan trọng là cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dài hơn 59 km. Trong đó, đoạn qua Bình Dương (cũ) dài nhất (khoảng 52 km), đi qua các đô thị Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên..., kết nối trực tiếp với Vành đai 3, giúp chia sẻ áp lực với quốc lộ 13 và rút ngắn thời gian di chuyển từ TP Hồ Chí Minh đến Tây Nguyên.
Quốc lộ 13 là tuyến giao thông huyết mạch kết nối trung tâm TP Hồ Chí Minh với đô thị vệ tinh
Cùng với đó, dự án BOT mở rộng quốc lộ 13 đoạn từ cầu Bình Triệu đến ranh giới Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 20.900 tỉ đồng cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị. Tuyến đường sẽ được nâng cấp lên 60m, quy mô 10 làn xe. Riêng đoạn từ nút giao Bình Triệu đến ngã tư Bình Phước sẽ xây dựng tuyến cầu cạn dài 3,2 km để tách dòng lưu thông, kỳ vọng giảm ùn tắc tại cửa ngõ phía Bắc TP Hồ Chí Minh. Công trình dự kiến khởi công năm 2026 và hoàn thành vào năm 2028.
Ngoài các trục hướng Bắc, TP Hồ Chí Minh cũng đang triển khai tuyến Vành đai 3, dự án hạ tầng cấp quốc gia đi qua TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Khi hoàn thành vào năm 2026, tuyến đường dài hơn 76km này sẽ giúp phân luồng xe tải, xe container ra khỏi khu vực nội đô, tăng tính kết nối giữa nội đô TP Hồ Chí Minh và các đô thị trọng điểm phía Nam.
Một phần đường Vành đai 4 đoạn qua Bình Dương (cũ) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng
Tuyến Vành đai 4, dài hơn 200km, hiện cũng được thúc đẩy tiến độ. Trong đó, đoạn qua Bình Dương dài khoảng 48 km (dài nhất trong các địa phương) có vai trò quan trọng trong việc tạo vành đai vận tải khép kín, phục vụ luân chuyển hàng hóa giữa các trung tâm công nghiệp lớn.
Ở hướng Đông Bắc, tuyến metro TP Hồ Chí Minh - Bình Dương đang được đề xuất nghiên cứu, với tổng chiều dài hơn 32 km, đi qua các đô thị trọng điểm như Tân Uyên, Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An. Dự kiến tuyến metro có vận tốc thiết kế 120 km/h, tổng vốn đầu tư hơn 64.000 tỉ đồng và có thể vận hành vào năm 2031.
Hạ tầng mở đường cho bất động sản đô thị vệ tinh
Việc đầu tư mạnh vào các tuyến giao thông huyết mạch như vành đai, cao tốc và metro đang góp phần định hình lại cấu trúc đô thị TP Hồ Chí Minh và vùng phụ cận. Hạ tầng giao thông không chỉ đóng vai trò kết nối liên vùng, mà còn là công cụ quan trọng trong chiến lược giãn dân ra các đô thị vệ tinh, giảm áp lực lên khu vực trung tâm, đồng thời thúc đẩy tái phân bổ dân cư, lực lượng lao động và nguồn lực phát triển.
Bất động sản các đô thị lớn như Dĩ An hưởng lợi lớn nhờ hạ tầng
Trong lĩnh vực bất động sản, hạ tầng luôn đóng vai trò dẫn dắt. Những khu vực được đầu tư bài bản về giao thông và dịch vụ công cộng thường có xu hướng thu hút cư dân về sinh sống, từ đó hình thành cộng đồng ổn định và thu hút dòng vốn đầu tư dài hạn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường đang tái cấu trúc, yếu tố pháp lý rõ ràng và khả năng đáp ứng nhu cầu ở thực trở thành tiêu chí được người mua ưu tiên. Những dự án có vị trí kết nối thuận lợi, pháp lý rõ ràng và sản phẩm phù hợp đang trở thành tâm điểm trên thị trường.
Dĩ An (thuộc tỉnh Bình Dương cũ) - địa phương vừa được sáp nhập vào TP Hồ Chí Minh hội tụ nhiều lợi thế về hạ tầng khi nằm trên hành lang giao thông chiến lược gồm Vành đai 3, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Chơn Thành và trục DT743. Khu vực này giáp ranh phường Thủ Đức, đồng thời kết nối trực tiếp với các trung tâm công nghiệp lớn phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, làm việc và sinh sống.
The Infinity Dĩ An nằm trong khu phức hợp Charm City, bên cạnh Vincom Plaza và nút giao ngã tư 550.
Nằm trong lòng khu đô thị Charm City hiện hữu, The Infinity tại trung tâm Dĩ An thu hút sự quan tâm của người mua ở thực nhờ vị trí kết nối thuận lợi và hệ tiện ích đồng bộ. Dự án sở hữu vị trí kết nối nhanh về trung tâm TP Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp trọng điểm, đồng thời phát triển theo mô hình căn hộ chú trọng sức khỏe với chuỗi tiện ích như hồ bơi, spa … phù hợp với xu hướng sống xanh, sống lành mạnh trong đô thị hiện đại.
Dự án The Infinity Dĩ An đang áp dụng chính sách thanh toán linh hoạt, hỗ trợ nhóm khách hàng mua để ở. Cụ thể, người mua chỉ cần thanh toán trước 10% giá trị căn hộ để ký hợp đồng mua bán.
Chủ đầu tư cũng liên kết với ngân hàng để cung cấp gói vay lên đến 70% giá trị căn hộ, với thời gian ân hạn nợ gốc và lãi 0% trong 24 tháng đầu. Sau thời gian này, khách hàng có thể tất toán khoản vay trước hạn mà không bị tính phí phạt, một chính sách hiếm gặp trên thị trường hiện nay.
Theo chủ đầu tư, chính sách này được thiết kế phù hợp với khách hàng có nhu cầu an cư dài hạn, đặc biệt tại các đô thị vệ tinh có hạ tầng kết nối mạnh như Dĩ An.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định giao nhiệm vụ tổ chức lập quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 và 1/5.000 đối với khu vực xây dựng của 50 xã trên địa bàn thành phố.
Theo Công ty Savills Việt Nam, nhu cầu từ các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và giáo dục tiếp tục là động lực giữ vững sự ổn định của thị trường bất động sản văn phòng.
Để hoàn thành mục tiêu nhà ở xã hội trong năm 2025, khối lượng căn nhà ở xã hội cần hoàn thành trên cả nước từ nay đến ngày 31/12 lên tới 64.644 căn.
48 thủ tục hành chính về đất đai và 10 thủ tục nội bộ ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp xã đã được sơ đồ hóa chi tiết, giúp chính quyền các cấp nắm rõ quy định, thẩm quyền và quy trình thực hiện theo mô hình phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền mới.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập