TP Hồ Chí Minh dự kiến chi 258,2 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án và kinh phí di dời, cưỡng chế cho các chủ đầu tư tham gia cải tạo 16 chung cư cũ.
UBND TP Hồ Chí Minh vừa có tờ trình HĐND Thành phố thông qua cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đối với chủ đầu tư tham gia các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn.
Theo UBND Thành phố, từ năm 1999, Thành phố đã có chủ trương sửa chữa và xây dựng lại các chung cư, nhà tập thể xuống cấp nghiêm trọng. Sau đó, trên cơ sở Nghị quyết số 34/2007 của Chính phủ, từ năm 2008, Thành phố đã triển khai Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ.
Trong nhiều năm, Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương nỗ lực đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới nhằm thay thế các chung cư xuống cấp, đảm bảo an toàn cho cư dân, đồng thời phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị.
Đặc biệt, từ năm 2015, nội dung này được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hồ Chí Minh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020), với mục tiêu “đến năm 2020 hoàn thành tháo dỡ và đầu tư xây mới ít nhất 50% trong số 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975”.
Tuy nhiên, tiến độ thực hiện còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra. Vì vậy, căn cứ Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 95/2024 và Nghị định số 98/2024 của Chính phủ, UBND Thành phố cho rằng cần sớm ban hành nghị quyết về cơ chế ưu đãi, hỗ trợ nhằm khuyến khích chủ đầu tư tham gia các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư.
Theo đó, Thành phố dự kiến hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án nhưng tối đa không quá 10 tỷ đồng/dự án.
Trong đó, hạ tầng kỹ thuật được hỗ trợ bao gồm: hệ thống giao thông kết nối dự án, hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng, hệ thống thông tin liên lạc, cấp thoát nước, xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn và hệ thống vệ sinh công cộng. Không áp dụng cho phần hạ tầng kỹ thuật nằm bên trong công trình chung cư.
Đồng thời, hỗ trợ 50% kinh phí di dời, cưỡng chế di dời cư dân theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nhằm giảm gánh nặng chi phí ban đầu cho nhà đầu tư.
Đối tượng áp dụng bao gồm chủ đầu tư là những doanh nghiệp, tổ chức được lựa chọn làm chủ đầu tư các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định; dự án được hỗ trợ là các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc quy định của Nghị định số 98/2025/NĐ-CP của Chính phủ.
Sau khi Nghị quyết được ban hành, dự kiến kinh phí thực thi được thực hiện lồng ghép trong ngân sách chi thường xuyên của địa phương. Sở Xây dựng dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi của dự án và kinh phí di dời, cưỡng chế di dời cho 16 dự án chung cư cũ trên địa bàn Thành phố là 258,2 tỷ đồng.
Chính sách hỗ trợ được giải ngân sau khi chủ đầu tư hoàn thành nghiệm thu công trình hạ tầng hoặc hỗ trợ chi phí di dời khi đã có phương án di dời được phê duyệt. Các dự án được hưởng ưu đãi là những dự án được chấp thuận đầu tư sau khi nghị quyết có hiệu lực.
Thủ tướng Chính phủ giao 33.680 tỷ đồng dự toán cho Đà Nẵng, trong đó có 500 tỷ đồng để thực hiện một dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021 - 2025 là cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14D.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân mới đề xuất đánh thuế cao với giao dịch bất động sản ngắn hạn, gây xáo trộn giới đầu cơ và kỳ vọng làm “hạ nhiệt” giá nhà.
Dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài (tổng vốn gần 20.000 tỷ đồng) vừa được phê duyệt dự án thành phần quan trọng nhất trị giá hơn 10.400 tỷ đồng. Các hạng mục đầu tiên của toàn tuyến dự kiến sẽ được khởi công trong tháng 8 tới.
Theo Bộ Tài chính, việc sửa đổi thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, bảo đảm tính đồng bộ với các chính sách pháp luật liên quan và điều kiện hạ tầng quản lý, đồng thời góp phần điều tiết thuế công bằng, sát với thực tế phát sinh thu nhập, hạn chế đầu cơ.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập