TP Hồ Chí Minh dự kiến nâng số khu công nghiệp lên 105 khu, tập trung vào công nghệ cao và phát triển bền vững.
TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập đang đặt mục tiêu thu hút đầu tư giai đoạn 2025 - 2030 đạt từ 20 - 21 tỷ USD. Để làm được điều này, theo quy hoạch, số khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh mới sẽ tăng lên 105 khu, gần gấp đôi so với hiện nay. Trong đó, thành phố dự kiến sẽ tạo quỹ đất, mở rộng các không gian phát triển công nghiệp tập trung vào công nghệ cao, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn.
Sau 13 năm nhiều năm hoạt động ở khu điện tử của TP Hồ Chí Minh, Công ty ITO Việt Nam - doanh nghiệp sản xuất dây chuyền sản xuất và lắp ráp linh kiện điện thoại thông minh của Mỹ - mới đây đã quyết định đầu tư thêm nhà máy mới ở khu công nghệ cao.
Bà Wendy Công Tằng Tôn Nữ Thùy Trang - Tổng Giám đốc Công ty ITO Việt Nam cho biết: “Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh sẽ đủ điều kiện để những doanh nghiệp công nghệ cao như chúng tôi cần. Vì TP Hồ Chí Minh cơ sở hạ tầng rất là tốt, điều kiện logistics rất hoàn hảo trên cả nước”.
TP Hồ Chí Minh mới đang có hơn 49.000 ha đất công nghiệp. Để tạo quỹ đất thu hút đầu tư, theo kế hoạch từ nay đến năm 2030, thành phố sẽ quy hoạch phân khu đất cho các khu chế xuất, khu công nghiệp khoảng 13.000 ha; đồng thời chuyển đổi 5 khu công nghiệp hiện hữu thành khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp đô thị - dịch vụ với nhiều tiện ích.
Ông Lê Văn Thinh - Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP Hồ Chí Minh cho biết: “Chúng tôi sẽ tập trung chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu đã được đầu tư trên địa bàn thành TP Hồ Chí Minh cũng như Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương trong hơn 30 năm qua để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cũng như quá trình sản xuất”.
“Chúng tôi nhận thấy, TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập đang hội tụ được khá nhiều ngành công nghiệp chủ lực, từ tài chính, công nghệ cao cho tới logistic. Một hệ sinh thái hội tụ đủ ngành nghề quan trọng. Các khu công nghiệp nay lại còn được mở rộng, xây mới đang khiến các đầu tư cảm thấy thuận lợi hơn nhiều để hoạt động”, ông Okabe Mitsutoshi - Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP Hồ Chí Minh đánh giá.
Hiện TP Hồ Chí Minh đang hướng tới thu hút các dự án có suất đầu tư bình quân từ 8 - 10 triệu USD/ha trở lên với hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường… Mở rộng không gian phát triển, chuyển đổi mô hình các khu chế xuất, khu công nghiệp theo hướng đổi mới sáng tạo cũng chính là một trong những hướng đi thành phố đang theo đuổi để hiện thực hóa được tầm nhìn siêu đô thị xứng tầm khu vực và quốc tế.
Ngày 18/7, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, địa phương đã đăng ký với Bộ Xây dựng và đang chuẩn bị khởi công 4 dự án quy mô lớn, với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025) vào tháng 9 tới.
Ngày 17 - 18/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tiến hành giám sát việc quy hoạch và quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2021 - 2025.
Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài dài 51km dự kiến sẽ khởi công dịp chào mừng Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025), với gói thầu đầu tiên triển khai là rà phá bom mìn và di dời hạ tầng kỹ thuật.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1548/QĐ-TTg ngày 17/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang và Ban Quản lý Khu kinh tế Đồng Tháp.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập