Theo các chuyên gia, nhà quản lý, Thủ đô đang đứng trước nhiều cơ hội viết nên phong cách kiến trúc mới dựa trên bản sắc và giá trị lịch sử, văn hoá vốn có.
Tập thể cũ ở Hà Nội. (Ảnh: Hùng Cường)
Ngày 27-12-2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1668/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Đồ án bao gồm cả nội dung phân vùng văn hóa - kiến trúc, định hình không gian kiến trúc cảnh quan toàn thành phố và các khu vực, phân khu, các định hướng bảo vệ, phát huy di sản kiến trúc, cảnh quan và sinh thái; chỉnh trang sắp xếp các khu vực hiện hữu; xây dựng và phát triển các khu đô thị mới…
Trên cơ sở đó, thành phố đã hoàn thành và ban hành Quy chế Quản lý kiến trúc với các nhiệm vụ: Rà soát, lập danh mục các công trình, khu vực cảnh quan và các thực thể kiến trúc di sản và hiện tại có giá trị; đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát huy hữu hiệu, định hướng việc sửa chữa, khắc phục kiến trúc các khu vực hiện hữu; kiến trúc và xây dựng các khu đô thị mới với tinh thần bảo vệ và đề cao các giá trị cộng đồng, các di sản thiên nhiên, lịch sử và truyền thống.
Kiến trúc cảnh quan xanh trong đô thị đang được chú trọng tạo lập một cách tích cực. (Ảnh: Phùng Anh)
Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết, trên cơ sở xem xét đánh giá cảnh quan kiến trúc đô thị toàn thành phố, đặc biệt tại khu vực đô thị trung tâm và các khu vực cửa ngõ, kết hợp với các khu vực phát triển theo định hướng kết nối giao thông (TOD) được xác định tại đồ án Quy hoạch chung Thủ đô, thành phố sẽ lập kế hoạch, danh mục các khu vực cần nâng cấp cảnh quan hoặc sửa chữa, khắc phục, trong đó trọng tâm là các điểm “tối” về không gian đô thị trên các khu vực đô thị trung tâm.
Về định hướng xây dựng các khu đô thị mới văn minh, hiện đại, thành phố chú trọng tạo lập các không gian chức năng sử dụng và giao tiếp cộng đồng, các không gian mở, cây xanh cùng các hình ảnh kiến trúc cảnh quan tích cực.
Trong tổ chức không gian, ngoài việc coi trọng tính giao tiếp và tiếp cận thân thiện với cộng đồng, từ tổ hợp không gian đô thị cho đến các công trình riêng lẻ cần coi trọng tính tập quán, truyền thống, phù hợp với khí hậu và cảnh quan xung quanh, trong khi vẫn hướng đến các giải pháp kiến trúc có tính mới, tiền phong, hiện đại, thể hiện đúng với thời đại phát triển.
“Thành phố khuyến khích tìm tòi các hình thức ấn tượng mới, hiện đại cho các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, coi đó là cơ hội tạo điểm nhấn kiến trúc của khu vực. Đối với kiến trúc công trình, thành phố cũng đặc biệt khuyến khích tính hiện đại, tính mới trong khi vẫn giữ được tổng thể cảnh quan thống nhất, cảnh quan truyền thống và phù hợp tập quán, khí hậu cũng như khuyến khích việc tạo lập các điểm nhấn không gian cảnh quan công trình có hình thức kiến trúc khác biệt tích cực”, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội nhấn mạnh.
Ngoài ra, nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy cảnh quan không gian truyền thống khu vực nông thôn, cơ quan quản lý sẽ tăng cường các giải pháp giảm chất tải hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, giảm thiểu ùn tắc và ô nhiễm môi trường sống trên cơ sở kết hợp, tôn trọng cảnh quan kiến trúc không gian.
Hà Nội sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng dân sinh, các công trình công cộng, văn hóa cộng đồng; các dạng nhà ở xã hội, các cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ đời sống, sức khỏe và tinh thần của người dân.
Để cụ thể, hiện thực hóa các định hướng mục tiêu đó, tới đây Hà Nội sẽ lập kế hoạch quản lý và phát triển kiến trúc, giữ gìn, phát huy bản sắc kiến trúc Hà Nội, đồng thời có thể nghiên cứu bổ sung thêm các chính sách kiểm soát phù hợp về dân cư và phát triển tại cả khu vực đô thị và nông thôn.
KTS Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho rằng, với sự gọn gàng, ngăn nắp và văn minh, hiện đại, cùng sự xuất hiện của nhiều công trình tạo ấn tượng sâu sắc, được hình thành từ các chủ đầu tư tích cực, các kiến trúc sư mới tài năng và cả các nhà quản lý đầy khát vọng; với quỹ di sản các công trình kiến trúc di tích, lịch sử; các công trình kiến trúc có giá trị…, Thủ đô Hà Nội có nhiều điều kiện để định hình nền kiến trúc giàu bản sắc, vì cộng đồng cho một thành phố văn hiến - văn minh - hiện đại.
UBND tỉnh Kon Tum đã chấp thuận chuyển đổi một tòa nhà tái định cư 9 tầng tại Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla, gồm 96 căn hộ, sang nhà ở xã hội để cho thuê. Động thái này nhằm tận dụng hiệu quả quỹ nhà ở công và đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp.
Việc tháo dỡ tòa nhà Hàm Cá Mập - công trình gắn liền với khu vực Hồ Gươm suốt hơn 20 năm qua - đang thu hút sự chú ý của người dân và du khách. Dù từng gây tranh cãi về kiến trúc, công trình này cũng đã trở thành điểm nhận diện quen thuộc trong hành trình tham quan của nhiều đoàn khách khi ghé thăm Hà Nội.
Được đưa vào sử dụng từ năm 2017 nhưng nhiều người dân không thể xây nhà tại Khu tái định cư Thanh Hoa (phường Đồng Tiến, TP Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) vì hạ tầng chưa hoàn thiện.
Theo Bộ Nội vụ, quá trình sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh tại 52 địa phương sẽ khiến hơn 4.200 trụ sở công không còn sử dụng. Việc bố trí, xử lý tài sản công sau sắp xếp sẽ tuân theo hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả và tránh lãng phí.
Vui lòng gửi phản ánh của bạn để chúng tôi hỗ trợ hoặc cải thiện giúp tăng trải nghiệm cho bạn.
Chào mừng đến với Chuyên trang Bất động sản của thời báo VTV
Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí ngay
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập