Cơ hội để TP Hồ Chí Minh "vẽ lại bản đồ" phát triển công nghiệp

Thứ Năm, 17/7/2025, 19:24
Cơ hội để TP Hồ Chí Minh "vẽ lại bản đồ" phát triển công nghiệp

TS Trần Du Lịch cho rằng không gian mở rộng sau sáp nhập là cơ hội để TP Hồ Chí Minh "vẽ lại bản đồ" phát triển công nghiệp.

Tại tọa đàm "Động lực phát triển công nghiệp TP Hồ Chí Minh - Từ tiềm năng đến hành động" do Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh tổ chức diễn ra ngày 17/7, các chuyên gia, nhà lãnh đạo quản lý cho rằng, TP Hồ Chí Minh mới cần định vị lại vai trò của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu, việc cần làm bây giờ là phải nâng cao chất lượng dòng vốn.

Chia sẻ tại tọa đàm, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, Đại học Fulbright Việt Nam, nhìn nhận việc sáp nhập TP Hồ Chí Minh với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu để hình thành TP Hồ Chí Minh mới tạo ra một không gian công nghiệp tích hợp vô cùng mạnh mẽ, siêu vùng này sẽ chiếm một phần đáng kể trong tổng sản phẩm kinh tế của Việt Nam, đóng góp gần 28% giá trị gia tăng công nghiệp, 21% kim ngạch xuất khẩu, hơn 115 tỉ USD cho GRDP.

Ông Tuấn cho rằng trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư toàn cầu ngày càng khốc liệt và dư địa tăng trưởng theo chiều rộng dần thu hẹp, TP Hồ Chí Minh cần chuyển mạnh sang chiến lược thu hút FDI có điều kiện và định hướng chuyển đổi mô hình công nghiệp.

TS Đỗ Thiên Anh Tuấn chia sẻ tại tọa đàm.jpg

TS Đỗ Thiên Anh Tuấn chia sẻ tại tọa đàm.

Đặc biệt, ưu tiên dự án FDI chất lượng cao và công nghệ tiên tiến. Cụ thể, TP Hồ Chí Minh cần ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng và công nghệ cao, bao gồm: Bán dẫn – vi mạch; công nghệ sinh học – y tế; năng lượng tái tạo; thiết bị thông minh; dữ liệu công nghiệp và sản xuất số hóa.

TP Hồ Chí Minh cần thiết kế gói ưu đãi có điều kiện để tối đa hóa lợi ích gắn liền với các mục tiêu phát triển. Cụ thể như miễn giảm thuế liên kết với các chỉ tiêu đổi mới sáng tạo; hỗ trợ hạ tầng cho các dự án đầu chuỗi; tiếp cận tín dụng ưu đãi nếu doanh nghiệp có kế hoạch tăng nội địa hóa và tạo liên kết chuỗi. 

Đồng quan điểm này, TS Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh, đề xuất TP Hồ Chí Minh tái phân bố không gian, xây vành đai công nghiệp - dịch vụ - cảng biển. Ông cho rằng không gian mở rộng sau sáp nhập là cơ hội để TP TP Hồ Chí Minh "vẽ lại bản đồ" phát triển công nghiệp. Với hơn 8.000 ha đất công nghiệp hiện hữu và 1.000 ha khu công nghệ cao, TP Hồ Chí Minh cần phân bổ hợp lý thay vì dồn vào khu vực trung tâm.

Cùng chuyên mục

Xem tất cả

Thị trường bất động sản quý 2/2025 ghi nhận tín hiệu khởi sắc khi nguồn cung nhà ở tăng 30% so với cùng kỳ, tập trung tại TP.HCM, Hà Nội.

12/12/2024 04:58 PM

Trường hợp sử dụng đất từ 1993–2014 chưa rõ công nhận theo hạn mức hay giao đất có thu tiền. Bộ TN&MT cho biết cần căn cứ tình hình và hồ sơ tại địa phương.

12/12/2024 04:58 PM

Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện và nghiên cứu các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn, có ý nghĩa kiến tạo không gian phát triển mới, theo quyết nghị về nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng cuối năm 2025 tại kỳ họp HĐND tỉnh bế mạc chiều 17/7.

12/12/2024 04:58 PM

Cấu trúc kinh tế đa trụ cột của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập mở ra không gian phát triển rộng lớn cho bất động sản công nghiệp. Mỗi khu vực được định hướng rõ ràng, phù hợp với thế mạnh sẵn có.

12/12/2024 04:58 PM