Cơ hội cho nhà đầu tư Hà Nội tại các siêu đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ Bảy, 12/7/2025, 12:28
Cơ hội cho nhà đầu tư Hà Nội tại các siêu đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 12/7, Hội thảo chuyên đề: "Bất động sản siêu đô thị TP. Hồ Chí Minh: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội" do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức.

Tại buổi hội thảo, TS. Nguyễn Văn Đính cho rằng: “Trong bối cảnh tái cấu trúc vùng và mở rộng quy hoạch, Đông Bắc TP.HCM đang chứng kiến xu hướng thay đổi rõ nét. Bất động sản công nghiệp sẽ được tái cấu trúc đồng bộ, chất lượng, nhờ đó là điểm đến thu hút FDI và hình thành cộng đồng chuyên gia, kỹ sư, lao động tay nghề cao. Điều này kéo theo nhu cầu lớn về nhà ở chất lượng cao”.

z6796635100848_5c91d95446eaa3eaf58195c77842e8bd.jpg

TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội

Việc sáp nhập đơn vị hành chính không chỉ mở rộng địa giới mà còn mở ra bước ngoặt phát triển mới cho TP.HCM. TP.HCM trở thành siêu đô thị, tạo dư địa phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực. Dân số hiện tại của TP.HCM đã vượt mốc 14 triệu người và dự kiến có thể đạt 18 triệu dân vào năm 2030. Cùng với đó, quy mô kinh tế sau sáp nhập cũng tăng trưởng vượt bậc. Sau khi sáp nhập, khu vực này dự kiến sẽ đóng góp khoảng 1/4 GDP, 1/3 tổng thu ngân sách và hơn 1/5 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Sau sáp nhập, thị trường bất động sản TP.HCM được kỳ vọng sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới với sự hình thành của hàng loạt dự án chất lượng, quy mô lớn. Cơ cấu sản phẩm sẽ đa dạng hóa và được điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu thị trường đang định hình lại và tăng trưởng mạnh. Đây được xem là giai đoạn tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.

z6796159757541_920ef52618b1895efd28a81b816d0bd5.jpg

Toàn cảnh hội thảo.

Bàn về thị trường bất động sản nhà ở Bình Dương cũ, nay là Đông Bắc TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2025, nguồn cung bất động sản tại khu vực này đạt khoảng 5.000 sản phẩm, chủ yếu là căn hộ chung cư. Tỷ lệ hấp thụ đạt trên 60%, cho thấy sức mua đang phục hồi tích cực. Nhu cầu nhà ở hiện hữu tại đây tiếp tục gia tăng, đặc biệt từ nhóm hơn 50.000 chuyên gia và lao động chất lượng cao làm việc tại các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, làn sóng dịch chuyển từ đô thị trung tâm TP.HCM cũng góp phần tạo lực cầu mạnh, cùng với nhu cầu đầu tư từ các nhà đầu tư khu vực phía Nam và trên cả nước.

Về giá bán, mặt bằng giá thứ cấp căn hộ chung cư không có nhiều biến động. Các dự án mở bán mới có giá trung bình khoảng 40-50 triệu đồng/m2 (chưa trừ chiết khấu), cao hơn khoảng 20% so với căn hộ thứ cấp do vị trí tốt và chất lượng vượt trội. Tuy nhiên, mức giá này vẫn thấp hơn 20 - 30% so với các dự án giáp ranh khu Đông TP.HCM, dù chất lượng tương đương.

Việc sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM, mở rộng quy hoạch đô thị và tái cấu trúc vùng đã tạo nên sự dịch chuyển cư dân, từ trung tâm TP.HCM vốn chật chội về các dự án tọa lạc ngay cửa ngõ Đông Bắc TP.HCM, nơi này sẽ trở thành tâm điểm mới nhờ được hưởng lợi trực tiếp từ quy hoạch đồng bộ và chính sách phát triển mới. Do đó, phân khúc căn hộ được dự báo sẽ là phân khúc lên ngôi trong giai đoạn tới.

z6796159696316_1fe040a01128f60da759e2897d34a6be.jpg

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ.

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, nhận định tại buổi Hội thảo: “TP.HCM không thể đứng một mình, nên chúng tôi đặt TP.HCM bên cạnh các siêu đô thị gần chúng ta để so sánh và rút ra những bài học kinh nghiệm”.

Siêu đô thị TP.HCM - không gian phát triển mới

Bàn về lợi thế, TP.HCM hiện đang nắm giữ những cơ hội hiếm có để vươn mình trở thành một siêu đô thị hiện đại, đa trung tâm, mang tầm khu vực và quốc tế. Trước hết, thành phố sở hữu không gian phát triển rộng mở, với quy mô diện tích và dân số lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 2% diện tích và 13,5% dân số toàn quốc. Đây cũng là địa phương có trình độ dân trí tương đối cao và phân bố khá đồng đều, tạo tiền đề cho sự phát triển đồng bộ và bền vững.

TP.HCM được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước, chiếm 22% kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút 24,2% tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và đóng góp hơn 33% tổng thu ngân sách. Không chỉ dẫn đầu về quy mô kinh tế, TP.HCM còn là địa phương tiên phong trong việc thí điểm và triển khai cơ chế chính sách đặc thù.

Thành phố cũng đang có lợi thế rõ rệt nhờ mô hình phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Với thế mạnh về dịch vụ tài chính, công nghiệp, logistics, công nghệ cao, du lịch và kinh tế biển, TP.HCM được định vị là trung tâm tài chính - công nghiệp - công nghệ hàng đầu cả nước, hướng tới mục tiêu lọt Top 100 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu.

TP.HCM cũng đang đẩy mạnh xây dựng các khu đô thị mới, hướng đến phát triển mô hình đô thị đa trung tâm. Đồng thời, thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý đô thị thông minh với các trung tâm điều hành hiện đại, giúp tối ưu hóa điều phối, nâng cao chất lượng sống và tăng cường sự tham gia của người dân vào quản trị đô thị.

Bên cạnh những lợi thế vượt trội, TP.HCM cũng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong quá trình phát triển thành siêu đô thị hiện đại và bền vững. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM hiện cũng đang có dấu hiệu chững lại hoặc chưa tương xứng với tiềm năng, điển hình như tốc độ giải ngân đầu tư công, tăng trưởng tín dụng, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu.

Ngoài ra, TP.HCM tiếp tục đối mặt với những thách thức môi trường xã hội dai dẳng như ùn tắc giao thông, ngập úng, ô nhiễm không khí, thiếu không gian xanh và đặc biệt là tình trạng thiếu nhà ở phù hợp cho người thu nhập thấp những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống và tính bền vững của đô thị.

Đông Bắc TP.HCM được đánh giá là tâm điểm thu hút đầu tư, nhất là phân khúc căn hộ, đặc biệt phù hợp với giới chuyên gia, người trẻ trung lưu và người có nhu cầu ở thực. Bởi lẽ, nếu sở hữu căn hộ tại khu vực này, cư dân hoàn toàn có thể sáng làm việc tại trung tâm TP.HCM và chiều trở về sống trong một không gian xanh, tiện nghi tại Đông Bắc TP.HCM - một trung tâm mới đang hình thành.

Nhờ thế mạnh "kiềng ba chân" gồm: Kinh tế năng động, hạ tầng đồng bộ, dòng dân cư ổn định, khu vực Đông Bắc TP.HCM đang đi trước một bước trong cuộc đua đón sóng đầu tư mới. Đây không phải là sự phát triển ngẫu nhiên, mà là kết quả của một quá trình quy hoạch, đầu tư hạ tầng kéo dài suốt gần ba thập kỷ.

Thực hiện: Lê Mạnh

Cùng chuyên mục

Xem tất cả

Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050.

12/12/2024 04:58 PM

Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.

12/12/2024 04:58 PM

Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh tại khu vực nút giao với cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, cao tốc Bến Lức – Long Thành, thuộc địa phận xã Mỹ Yên, tỉnh Tây Ninh.

12/12/2024 04:58 PM

Vơi kỳ vọng sẽ thu về hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2025, Quảng Ngãi đang đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu giá đất kịp tiến độ.

12/12/2024 04:58 PM